(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 làng nghề mộc, tập trung chủ yếu ở các huyện: Hoằng Hóa, Nông Cống, Thọ Xuân, Như Xuân. Đến nay, đã có 2 làng nghề và 2 làng nghề truyền thống được công nhận, với tổng số hộ tham gia làm nghề lên tới gần 800 hộ, hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nghề mộc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 làng nghề mộc, tập trung chủ yếu ở các huyện: Hoằng Hóa, Nông Cống, Thọ Xuân, Như Xuân. Đến nay, đã có 2 làng nghề và 2 làng nghề truyền thống được công nhận, với tổng số hộ tham gia làm nghề lên tới gần 800 hộ, hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Thợ mộc xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) chạm trổ sản phẩm mộc.

Thực tế sản xuất cho thấy, nghề mộc vốn là nghề đòi hỏi phải có tay nghề, cần sự tỉ mỉ, hơn nữa người lao động lại phải chịu độc hại nhưng mức thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Theo các hộ làm nghề, nguyên nhân mức thu nhập thấp là do thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mộc còn hạn chế, chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh, giá bán không cao, hơn nữa nhiều khách hàng còn mua theo hình thức chậm trả, khiến các chủ cơ sở sản xuất, chế tác đồ mộc eo hẹp vốn quay vòng. Vì vậy, để tăng doanh thu cho cơ sở sản xuất và tăng thu nhập cho lao động làm nghề mộc, từ đó thúc đẩy nghề mộc phát triển, thời gian qua, chính quyền các địa phương có làng nghề mộc đang đồng hành cùng với các doanh nghiệp, cơ sở và hộ dân sản xuất, chế tác và kinh doanh sản phẩm mộc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tại xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, nghề mộc được xác định là nghề sản xuất chính của địa phương, khi mà toàn xã có tới 200 hộ dân chuyên làm nghề mộc, với khoảng 450 lao động thường xuyên và khoảng hơn 600 lao động thời vụ. Do vậy, việc tìm đầu ra, thúc đẩy thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nghề mộc được xem là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của xã. Theo đó, xã đã định hướng cho các hộ làm nghề khảo sát, phân tích, nắm bắt nhu cầu của thị trường về mẫu mã, kích cỡ, chất liệu... từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Từ sự định hướng đó, các hộ làm nghề trong xã luôn chú trọng việc làm mới, đa dạng hóa mẫu mã, chất liệu của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, để tạo ra các sản phẩm mộc mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, cạnh tranh trên thị trường, nhiều hộ dân trong xã đã đầu tư các loại máy khoan, máy bào, máy đục... Và để sản phẩm nghề mộc vươn xa, được khách hàng nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến, những năm gần đây, UBND xã Hoằng Đạt đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hội chợ; đồng thời, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia trưng bày, bày bán, giới thiệu các sản phẩm nghề mộc tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Kết quả từ việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nghề mộc tại xã Hoằng Đạt là sản phẩm ngày càng khẳng định được chất lượng, được nhiều khách hàng biết đến, tiêu thụ ngày càng tăng. Nhờ đó, mức thu nhập đối với các lao động có tay nghề tăng từ 5 đến 6 triệu đồng lên khoảng 9 triệu đồng/người/tháng, lao động thời vụ gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Không làm các sản phẩm mộc gia dụng đại trà như một số làng nghề khác, sản phẩm mộc của xã Yên Lễ, huyện Như Xuân là những sản phẩm đồ thờ cúng, trang trí, lưu niệm, nên thiên về sự tinh xảo, hoàn toàn làm bằng thủ công. Bởi vậy, các tay thợ luôn không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề; đồng thời, cải tiến, sáng tạo nên những sản phẩm vừa mang tính trang trí, trưng bày, vừa có thể đưa vào sử dụng. Do hầu hết các sản phẩm mộc được chế tác tại xã Yên Lễ có kích cỡ nhỏ gọn, dễ vận chuyển, nên các chủ cơ sở, hộ dân sản xuất đã chủ động đem sản phẩm đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở các thành phố, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề mộc những năm gần đây đã có phần sôi động hơn, giúp cho hơn 100 hộ làm nghề, với gần 300 lao động trong xã ngày càng có thu nhập ổn định hơn.

Có thể nói, những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nghề mộc của chính quyền và người dân làm nghề đã và đang góp phần không nhỏ vào việc phát triển, tăng tính cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nghề mộc trên địa bàn tỉnh.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]