(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường đang được các sở, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng. Tỉnh đã và đang khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ năng lực tài chính, công nghệ hiện đại tham gia đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường đang được các sở, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng. Tỉnh đã và đang khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ năng lực tài chính, công nghệ hiện đại tham gia đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hệ thống phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty CP Vệ sinh môi trường Lam Sơn đã tạo chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Thường Xuân.

Từ tháng 11-2017, huyện Nga Sơn đã cân đối nguồn ngân sách để hỗ trợ Công ty TNHH Môi trường và Đô thị Việt Thắng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải. Trên bãi chôn lấp rác thải phía Nam huyện Nga Sơn thuộc địa bàn xã Nga Văn và Nga Nhân, công ty đã đầu tư một lò đốt Hataco, công suất 2.500 kg/giờ, hoạt động theo nguyên lý đốt 2 cấp (vùng đốt sơ cấp và thứ cấp) để xử lý rác thải sinh hoạt. Đồng thời, sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phun, xử lý chất thải sinh hoạt nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Theo đó, mỗi ngày có khoảng 50-65 tấn chất thải sinh hoạt được thu gom, tập kết, xử lý hiệu quả, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và các cụm công nghiệp, làng nghề.

Trong những năm gần đây, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn huyện Thường Xuân tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Từ đầu năm 2020, UBND huyện Thường Xuân đã kêu gọi và hỗ trợ Công ty CP Vệ sinh môi trường Lam Sơn thực hiện thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt cho 7 xã, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, với tổng khối lượng khoảng 52 tấn/ngày. Đồng thời, hỗ trợ công ty tham gia nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt (cải thiện công đoạn ủ và phân loại) bằng chế phẩm sinh học”. Ông Đỗ Đình Minh, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Việc thu hút được doanh nghiệp tham gia thu gom, xử lý rác thải, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân trên địa bàn, tạo ra môi trường thuận lợi về xử lý chất thải.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.200 tấn/ngày/đêm; khối lượng rác được thu gom và xử lý khoảng 1.878,6 tấn/ngày/đêm, đạt tỷ lệ 85,39%; trong đó, tỷ lệ rác thải được xử lý bằng công nghệ đốt chiếm 27,27%, bằng biện pháp chôn lấp chiếm 69,4% và rác thải được tái chế 3,33%. Phần lớn CTR sinh hoạt đang được các doanh nghiệp, tổ, đội, HTX vệ sinh môi trường tại các địa phương thu gom và tập kết về các bãi xử lý, phần còn lại chưa được thu gom hoặc xử lý bằng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh. Để thu hút các thành phần kinh tế tham gia xử lý chất thải sinh hoạt, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 239/2019/NQ-HĐND ngày 12-12- 2019 về chính sách hỗ trợ xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020–2025. Theo đó, tỉnh hỗ trợ kinh phí 30,398 tỷ đồng cho 6 địa phương để thu hút doanh nghiệp tham gia xử lý bằng công nghệ đốt, gồm: Thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và các huyện Như Thanh, Quảng Xương, Yên Định, Nông Cống. Theo đó, đến tháng 8-2021, toàn tỉnh đã xây dựng được 44 khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung; trong đó, có 23 khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung bằng công nghệ đốt và 21 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, UBND tỉnh đã thực hiện miễn, giảm 12,565 tỷ đồng tiền thuê đất cho 5 dự án xử lý rác thải tại các huyện Nga Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa.

Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, cho biết: Trước những khó khăn bất cập trong việc xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thì việc xử lý hiệu quả CTR sinh hoạt đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn. Do đó, dựa trên những cơ chế, chính sách mà tỉnh đã ban hành các địa phương đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào xử lý CTR trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực không mấy “hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư, bởi nguồn vốn đầu tư công trình lớn, song phí chi trả cho công đoạn thu gom rác tại địa phương còn rất thấp. Do đó, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt nói riêng, các địa phương và sở, ngành có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và công khai minh bạch trong cơ chế giá, thông tin, quy hoạch dịch vụ môi trường.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]