(Baothanhhoa.vn) - Từ tháng 3-2022, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để bước vào vụ nuôi thủy sản xuân hè 2022. Thời điểm này, tại các khu nuôi, có hộ đã xuống giống lứa tôm, cua, cá cho vụ nuôi mới, cũng có hộ đang khẩn trương tu sửa bờ, lót bạt, khẩn trương thau chua, rửa mặn trước khi đưa vào thả nuôi.

Thị xã Nghi Sơn vào vụ nuôi trồng thủy sản

Từ tháng 3-2022, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để bước vào vụ nuôi thủy sản xuân hè 2022. Thời điểm này, tại các khu nuôi, có hộ đã xuống giống lứa tôm, cua, cá cho vụ nuôi mới, cũng có hộ đang khẩn trương tu sửa bờ, lót bạt, khẩn trương thau chua, rửa mặn trước khi đưa vào thả nuôi.

Thị xã Nghi Sơn vào vụ nuôi trồng thủy sản

Các hộ nuôi tôm xã Thanh Thủy chuẩn bị con giống để thả nuôi.

Sau thời gian “ngủ đông”, từ tháng 2-2022, khu nuôi thủy sản nội đê của xã Thanh Thủy bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Những ngày qua, để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm xuân hè, các hộ nuôi đã huy động máy móc, nhân lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời, đầu tư thêm các thiết bị nuôi tiên tiến, hiện đại để hỗ trợ cho việc chăm sóc, bảo vệ con nuôi. Anh Trần Văn Đồng, xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn, cho biết: Khu nuôi thủy sản của gia đình có diện tích lên tới 34 ha. Toàn bộ diện tích này được anh sử dụng để nuôi giống tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh. Ngay từ tháng 2, anh đã chủ động cho cải tạo lại hệ thống ao đầm, trải bạt, tiến hành xử lý nguồn nước trước khi đưa con giống vào thả nuôi và phát triển toàn bộ khu nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Do đó, vụ nuôi tôm năm nay, anh Đồng tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm có mái che để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho diện tích nuôi tôm. Đến nay, toàn bộ diện tích nuôi tôm đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp, trong đó có 20 ha được anh đầu tư mái che để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao và đã thả nuôi được 20 triệu con giống tôm thẻ chân trắng, kích thước PL12. Việc thả giống tôm cho các ao nuôi được anh thực hiện cách nhau khoảng 2 ngày để bảo đảm việc thu hoạch và thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Tường, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy, cho biết: Xã Thanh Thủy có 234 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó, có 100 ha nuôi thuộc vùng nội đê, 134 ha thuộc vùng ngoại đê. Để việc thả nuôi thủy sản vụ xuân hè thuận lợi, theo đúng lịch thời vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao, ngay từ đầu năm, UBND xã đã phối hợp với phòng kinh tế, trung tâm dịch vụ nông nghiệp của thị xã tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo các biện pháp xử lý môi trường, ao nuôi, nhận diện, đánh giá chất lượng con giống trước khi đưa vào thả nuôi. Ngoài ra, xã đã hỗ trợ các hộ nuôi nạo vét kênh mương trước khi cải tạo ao, đầm để chủ động cấp, thoát nước vào khu nuôi. Đến cuối tháng 3, diện tích nuôi trồng thủy sản của xã đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp, hơn 100 ha nuôi trồng thủy sản đã được thả con giống. Xã phấn đấu đến ngày 20-4 sẽ hoàn thành việc xuống giống vụ nuôi thủy sản xuân hè.

Tại phường Hải Châu, sau khi hoàn thành việc cải tạo, xử lý môi trường, nguồn nước, từ tháng 3, các hộ có diện tích nuôi thủy sản ở vùng nước lợ đã tập trung xuống giống. Anh Phan Thanh Tùng, thôn Nam Châu, phường Hải Châu, cho biết: Trước khi thả con giống, gia đình anh đã tiến hành vệ sinh ao nuôi, lựa chọn con giống cẩn trọng. Vụ nuôi xuân hè này, gia đình anh đã thả nuôi 1 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1 ha. Được biết, phường Hải Châu có 145 ha nuôi trồng thủy sản, đến hết tháng 3, hầu hết diện tích nuôi nói trên đều đã được thả con giống, với các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó trưởng Phòng Kinh tế, UBND thị xã Nghi Sơn, cho biết: Thị xã có 800 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó, diện tích nuôi nước lợ 500 ha, nuôi nước ngọt 230 ha và còn lại là diện tích nuôi ngao. Để giúp người nuôi thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế, thời gian qua, thị xã đã tích cực chuyển giao các kỹ thuật trong xử lý vệ sinh ao nuôi, khuyến khích các hộ nuôi chuyển hướng nuôi truyền thống, quảng canh sang an toàn sinh học, áp dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, trong suốt vụ nuôi, cử cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn, chủ động lấy mẫu giám sát về đất, nước, con giống nhằm kịp thời phát hiện các bất thường, hỗ trợ người nuôi giảm thiểu rủi ro trước khi đưa con giống vào thả nuôi. Tính đến hết tháng 3-2022, diện tích thả nuôi các giống thủy sản trên địa bàn thị xã gần 500 ha, đạt hơn 40% tổng diện tích.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]