Về huyện Như Xuân vào một ngày cuối năm, ghé thăm vườn cây ăn quả của anh Lê Minh Hải, thôn 8, xã Xuân Hòa nằm trên dải đất gò đồi dọc đường Hồ Chí Minh, trước mắt tôi là bạt ngàn cam, bưởi xanh mướt mát, đẹp đến mê hồn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thao thức vùng đồi

Về huyện Như Xuân vào một ngày cuối năm, ghé thăm vườn cây ăn quả của anh Lê Minh Hải, thôn 8, xã Xuân Hòa nằm trên dải đất gò đồi dọc đường Hồ Chí Minh, trước mắt tôi là bạt ngàn cam, bưởi xanh mướt mát, đẹp đến mê hồn.

Thao thức vùng đồi

Vùng đồi trồng cây ăn quả của anh Lê Minh Hải, thôn 8, xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Vùng đồi cho quả ngọt

Về huyện Như Xuân vào một ngày cuối năm, ghé thăm vườn cây ăn quả của anh Lê Minh Hải, thôn 8, xã Xuân Hòa nằm trên dải đất gò đồi dọc đường Hồ Chí Minh, trước mắt tôi là bạt ngàn cam, bưởi xanh mướt mát, đẹp đến mê hồn. Chỉ vào cây cam xum xuê quả, anh Hải hào hứng khoe: “Cây ni năm ngoái thu 20kg quả đấy, bán 20 nghìn đồng/kg”. Nghe vậy, tôi tự nhẩm tính, cả khu vườn rộng gần chục ha thì có bao nhiêu cây như thế trong cái bạt ngàn xanh kia? Quả là có lý khi người ta “xì xào”, rằng trồng cam đường Canh có thể thu tiền tỷ. Điều mấy năm trước chẳng ai dám mơ, vậy mà nay đã thành sự thật trên vùng đồi trước đây chỉ có sắn, mía và cỏ dại.

Rót chén trà nóng, anh Hải bảo, những ngày đầu thấy mình trồng bưởi, trồng cam trên đất đồi, xưa nay chỉ trồng sắn, mía, keo, nhiều người đã cho rằng mình là gã “khùng”, bởi trước đó cũng chính mảnh đất này đã có không ít người trắng tay cũng vì trồng cây ăn quả. Ấy thế mà sau hơn 2 năm “ăn nằm” với đất, đến nay, anh Hải đã quy hoạch được 15 ha vườn đồi, trong đó có 8 ha cam, bưởi da xanh, cam đường, ổi lê, với khoảng 4.000 gốc... Ước tính mùa vụ năm 2019 thu về 1 tỷ đồng, bước sang năm 2020 vườn trái cây mới cho thu hoạch chính, nhẩm tính sẽ cho thu nhập vài tỷ đồng.

Trên địa bàn huyện Như Xuân có gần 850 ha cây ăn quả các loại; trong đó, diện tích trồng tập trung là 240 ha, gồm cam, bưởi, dưa hấu. Một số cây trồng hiện đạt doanh thu cao, như: Cam, bưởi đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ha/năm, dưa hấu đạt 150 triệu đồng/ha/vụ...

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 4.000 ha cây ăn quả có quy mô tập trung, với trên 300 vườn... Theo tính toán, bình quân thu nhập từ 1 ha cây ăn quả đạt khoảng hơn 70 triệu đồng; đối với những vườn cây ăn quả được trồng tập trung, quy mô lớn, đầu tư đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu hoạch, thu nhập bình quân đạt tới 120 đến 150 triệu đồng/ha, tăng gấp đôi so với diện tích trồng manh mún, nhỏ lẻ. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, sức tiêu thụ các loại quả của thị trường nội địa khoảng 380.000 đến 400.000 tấn. Sản lượng của diện tích trồng cây ăn quả hiện nay cho thu hoạch mới đáp ứng được hơn 50% sức tiêu thụ nội địa trong tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích cây ăn quả vẫn còn có tiềm năng để phát triển.

Những định hướng phát triển vùng đồi

Thanh Hóa có địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây công nghiệp, lâm nghiệp; cây, con đặc sản. Nắm bắt lợi thế ấy, trong những năm qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế vùng đồi. Đặc biệt, các chương trình đầu tư của Trung ương về phát triển kinh tế lâm nghiệp như Chương trình trồng rừng 327, Dự án 661 trồng mới 5 triệu héc-ta rừng..., các dự án đầu tư nước ngoài tập trung cho phát triển lâm nghiệp trung du. Các chính sách này đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, nhiều hộ gia đình giàu lên từ kinh tế rừng, kinh tế trang trại. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở các huyện miền núi nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch... Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của khu vực miền núi, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Mục tiêu, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 16.300 ha và ổn định đến năm 2025; sản lượng đến năm 2020 đạt 287.000 tấn và ổn định đến năm 2030. Ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả tập trung để đến năm 2020 đạt 7.000 ha và mở rộng lên 10.000 ha đến năm 2025, trong đó: Dứa 2.500 ha, cam 5.000 ha, bưởi trên 1.000 ha, chuối 1.500 ha. Đồng thời, phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gồm các loại cây: Dứa, cam, bưởi, chuối gắn với công nghiệp chế biến tại các địa phương có điều kiện như: Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân... Ưu tiên phát triển dứa và các loại cây có múi như cam, bưởi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, phát triển các mô hình trồng chuối ở vùng đất đồi, đất bãi ven sông...

Như vậy, đề án là “bà đỡ” để thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc; tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo; từng bước sản xuất ra các sản phẩm đặc sản trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng miền núi, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu... Thế nhưng, vẫn còn đó những băn khoăn về những rủi ro tiềm ẩn. Bởi, mấy năm gần đây có bao điều trăn trở về những nông sản “được mùa mất giá” khiến cho nhiều nông dân phải lao đao.

Ngẫm về sự trù phú vùng đồi, chợt nghĩ, không biết vì người yêu đất mà dày công vun xới để vùng đồi núi hoang vu trở thành những vườn cây trĩu quả, hay vì đất yêu người mà đem đến những mùa hoa thơm, quả ngọt!

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]