(Baothanhhoa.vn) - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Do đó, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, hình thành những vùng trang trại tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển từ gia trại thành trang trại sản xuất quy mô lớn còn gặp không ít rào cản.

Tháo gỡ “rào cản” trong phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Do đó, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, hình thành những vùng trang trại tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển từ gia trại thành trang trại sản xuất quy mô lớn còn gặp không ít rào cản.

Tháo gỡ “rào cản” trong phát triển kinh tế trang trạiTrang trại tổng hợp của gia đình anh Lương Văn Tư, thôn 1, xã Cán Khê (Như Thanh) đạt doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, tính đến tháng 2-2022, trên địa bàn tỉnh đã có 841 trang trại đạt chuẩn theo quy định tiêu chí kinh tế trang trại tại Thông tư số 02/2020/TT-NNPTNT, tăng 103 trang trại so với cùng kỳ. Trong đó, có 88 trang trại trồng trọt, 488 trang trại chăn nuôi, 26 trang trại lâm nghiệp, 76 trang trại nuôi trồng thủy sản, 163 trang trại tổng hợp. Các trang trại tập trung ở một số huyện, như: Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành, Nga Sơn... tạo việc làm cho khoảng 3.200 lao động, với thu nhập bình quân từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các trang trại trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn và nhiều rào cản cho sự phát triển, như: nguồn vốn, quỹ đất và trình độ quản lý, sản xuất và khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật của các chủ trang trại.

Trang trại tổng hợp của ông Lương Văn Tư, thôn 1, xã Cán Khê (Như Thanh) tọa lạc trên vùng đồi thấp, rộng hơn 3 ha, với nhiều loại cây trồng, như: bưởi, ổi, vú sữa,... mang lại doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng/năm. Ông Tư chia sẻ: Trước đây, 3 ha đồi này gia đình trồng keo, cao su, tuy nhiên hiệu quả kinh tế không ổn định, nên gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xây dựng trang trại trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, để phát triển trang trại đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn; tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Để tháo gỡ những rào cản, tạo động lực cho kinh tế trang trại phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ, như: Quyết định 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 theo Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh; chính sách tín dụng, vốn cấp bù lãi suất và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 193/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh... Đến nay, thông qua các cơ chế, chính sách, các trang trại đã được hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề, tham gia các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực của các chủ trang trại và lao động thường xuyên trong trang trại. Nhờ đó, giá trị kinh tế bình quân của các trang trại đạt trung bình khoảng 4,154 tỷ đồng/trang trại.

Để tháo gỡ rào cản trong phát triển kinh tế trang trại, Chi cục Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện những giải pháp, như: tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cao. Đồng thời, bố trí ngân sách đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương cũng tiếp tục tuyên truyền để các chủ trang trại chủ động liên kết hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tìm hiểu thông tin thị trường và từng bước nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]