(Baothanhhoa.vn) - Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh, cho thấy, những năm qua, thông qua các hoạt động hỗ trợ trong công tác khuyến công đã có tác động tích cực đến nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các chương trình hỗ trợ khuyến công

Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh, cho thấy, những năm qua, thông qua các hoạt động hỗ trợ trong công tác khuyến công đã có tác động tích cực đến nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất, kinh doanh.

Các cơ sở sản xuất đã có điều kiện để đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm công lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đồng thời, giúp các doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng và quan tâm hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình trong tỉnh để giới thiệu và nhân rộng.

Từ những tác động tích cực đó, nên những năm qua, TTKC&TKNL đã xây dựng các dự án, phương án hỗ trợ các doanh nghiệp để huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ của khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có điều kiện phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay, TTKC&TKNL tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ của khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, cụ thể như: Đối với chương trình khuyến công quốc gia, TTKC&TKNL đã ký hợp đồng với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) để triển khai thực hiện các đề án: Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển chế biến lâm sản giai đoạn 2018-2020; hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến và sản xuất các sản phẩm CN-TTCN cho 4 doanh nghiệp... Đối với chương trình khuyến công địa phương, TTKC&TKNL đã thực hiện các chương trình hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm CN-TTCN cho 10 doanh nghiệp; xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm CN-TTCN, mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh điển hình...

Tuy đã và đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ khuyến công, song trong quá trình thực hiện hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, như: Việc hỗ trợ các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng, cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, do nguồn vốn hạn hẹp. Do đó, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn. Công tác khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi còn ít về số lượng và chưa có kế hoạch hỗ trợ đồng bộ, chuyển tiếp và nhân rộng sau khi thực hiện các đề án. Quy mô các cơ sở CN-TTCN trên địa bàn tỉnh phần lớn là vừa và nhỏ, chậm đổi mới ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, phương thức sản xuất, kinh doanh, kéo theo hoạt động khuyến công còn hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất. Các nội dung như hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, các hợp đồng, hóa đơn mua sắm máy móc thiết bị của đơn vị thể hiện trong năm xây dựng kế hoạch không thể áp dụng được vào năm triển khai kế hoạch, do đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp thụ hưởng. Hiện, số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn đang tăng nhanh về số lượng, nhưng phân bố không đồng đều ở các vùng, hoạt động với quy mô nhỏ, công nghệ còn nhiều hạn chế, vốn ít, trình độ quản lý và điều hành của cán bộ lãnh đạo các cơ sở công nghiệp nông thôn yếu về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, công tác điều hành sản xuất chưa nhạy bén với cơ chế thị trường. Ngoài ra, việc duy trì và phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với lực lượng lao động dư thừa tại địa phương gặp nhiều khó khăn, do lực lượng lao động ở nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức và tay nghề chênh lệch và nhất là thị trường tiêu thụ còn hạn chế, sản phẩm được làm phải thông qua các đơn vị trung gian của các tỉnh có thế mạnh về hàng thủ công mỹ nghệ để gia công tinh, hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.

Để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chương trình hỗ trợ khuyến công, tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác hỗ trợ khuyến công trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN, TTKC&TKNL đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung vào các giải pháp, như: Cụ thể hóa các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, huy động các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp tập trung đầu tư, đổi mới ứng dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất CN-TTCN. Tập trung hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, nhằm mở rộng và giữ vững thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các hoạt động của trung tâm, qua đó tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết của các doanh nghiệp và có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp phát triển sản xuất.


Hoàng Xuân Phong (Giám đốc TTKC&TKNL tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]