(Baothanhhoa.vn) - Năm 2019, toàn ngành nông nghiệp có 4/5 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, với tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 2,27%; sản lượng lương thực có hạt hơn 1,6 triệu tấn... Trên cơ sở những kết quả đạt được của năm 2019, năm 2020, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,7% trở lên; sản lượng lương thực 1,57 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%; trong năm có thêm 2 huyện, 30 xã, 70 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,5 tiêu chí/xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung thực hiện các giải pháp tăng trưởng ngành nông nghiệp

Năm 2019, toàn ngành nông nghiệp có 4/5 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, với tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 2,27%; sản lượng lương thực có hạt hơn 1,6 triệu tấn... Trên cơ sở những kết quả đạt được của năm 2019, năm 2020, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,7% trở lên; sản lượng lương thực 1,57 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%; trong năm có thêm 2 huyện, 30 xã, 70 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,5 tiêu chí/xã.

Tập trung thực hiện các giải pháp tăng trưởng ngành nông nghiệp

Vùng trồng dứa tập trung của thị trấn Thống Nhất (Yên Định).

Để đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong năm 2020, ngành nông nghiệp đã phối hợp với chính quyền các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chuyển dịch diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác đạt giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời, tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển liên kết chuỗi sản xuất chế biến nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đối với lĩnh vực trồng trọt.

Về lĩnh vực chăn nuôi, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi; chủ động phòng chống dịch bệnh và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, phát triển vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm lợi thế và chủ lực. Hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương; đẩy mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định...

Cùng với việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2025. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp thông qua việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực từng vùng, tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các HTX hoạt động bảo đảm hiệu quả; thúc đẩy thành lập các HTX chuyên sâu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đang chú trọng đẩy mạnh chế biến nông sản, các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương; chủ động hội nhập quốc tế nhằm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác khoa học, đào tạo. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; tăng cường nắm bắt tình hình, dự báo diễn biến thị trường nông sản trong nước và thế giới để có hướng đi phù hợp. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kịp thời phục vụ hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]