(Baothanhhoa.vn) - Chiều 10-9, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị nghe báo cáo tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Chiều 10-9, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị nghe báo cáo tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh và các biện pháp phòng, chống.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, các huyện bệnh DTLCP diễn biến phức tạp và Văn phòng UBND tỉnh.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ ngày 23-2-2019 đến 16 giờ ngày 9-9-2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 10.144 hộ của 1.495 thôn, 405/635 xã thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố, buộc phải tiêu hủy 82.577 con lợn, với trọng lượng hơn 5.815.512 kg. Trong đó, đã có 268 xã, phường, thị trấn trên trên địa bàn tỉnh dịch được khống chế và công bố hết dịch; 6 huyện, thị xã gồm: Thường Xuân, Mường Lát, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Bỉm Sơn dịch đã được khống chế trên địa bàn và 217 xã, phường, thị trấn.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, đến ngày 9-9-2019, toàn tỉnh có 51 xã, phường, thị trấn của tỉnh và huyện Bá Thước dịch đã tái phát sinh dịch trở lại. Như vậy, tính đến 16 giờ ngày 9-9-2019, trên địa bàn tỉnh đã có 929 thôn, 188 xã của 21 huyện đang còn bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày. Trong tháng 8, đầu tháng 9-2019, bệnh DTLCP bùng phát mạnh chủ yếu tại 3 huyện: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương phát biểu tại hội nghị.

Theo phân tích của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bùng phát mạnh tại các hyện trong thời gian qua là do công tác tiêu hủy, công tác xử lý vệ sinh, tiêu độc ổ dịch không bảo đảm quy trình, không đúng quy định làm phát tán dịch bệnh. Hầu hết tại các xã không có đội tiêu hủy lợn theo quy định. Lực lượng tham gia tiêu hủy không được trang bị quần áo bảo hộ, ủng, gang tay, khẩu trang…, là nguyên nhân chính làm phát tán dịch bệnh. Nguyên nhân lớn nữa khiến bệnh DTLCP bùng phát là do công tác quản lý vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn khó kiểm soát chặt chẽ, có thể còn để sót nhiều lợn, sản phẩm lợn nhiễm bệnh ra thị trường tiêu thụ, hoặc hoạt động đi lại của các thương lái không được tiêu độc khử trùng chặt chẽ làm phát tán dịch bệnh.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn phát biểu tại hội nghị.

Để phòng, chống, ngăn chặn sự bùng phát của bệnh DTLCP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong công tác phòng, chống dịch. Chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực để tổ chức, xử lý dứt điểm ổ dịch, hạn chế tối đa phát sinh ổ dịch mới. Quan tâm đến công tác tiêu hủy lợn mắc bệnh, bảo đảm đủ lực lượng tham gia tiêu hủy, đủ vật tư bảo hộ an toàn dịch bệnh cho người tham gia tiêu hủy, bảo đảm vận chuyển lợn ra hố tiêu hủy không làm rơi vãi mầm bệnh, phải sát trùng cung đường vận chuyển, bãi chôn; toàn bộ lực lượng tham gia tiêu hủy trước khi về phải được tiêu độc, khử trùng. Khu vực chuồng nuôi của hộ chăn nuôi có dịch phải được dọn vệ sinh, đặc biệt là phân, rác… phải được tiêu hủy; các vật dụng khác phải được tiêu độc, khử trùng định kỳ. Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần, 3 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, tiêu độc khử trùng liên tục 1 lần/tuần, liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời, theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút bệnh DTLCP. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn trên địa bàn vừa đáp ứng tốt yêu cầu phòng, chống dịch vừa bảo đảm yêu cầu tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi trong tình hình dịch. Tạo điều kiện tối đa để tiêu thụ lợn trong địa bàn xã, huyện để giảm lây lan dịch do vận chuyển.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Giám đốc Sở Tài chính phát biểu tại hội nghị.

Tăng cường tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi an toàn, sử dụng thức ăn chín, uống sôi, ở sạch và cách ly với mầm bệnh, kể cả đồ dùng trong quá trình chăn nuôi lợn. Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Tập trung phòng, chống có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh báo cáo tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn; phân tích những nguyên nhân khiến bệnh DTLCP bùng phát nhanh, diễn biến phức tạp; đồng thời, kiến nghị, đề xuất các giải pháp để phòng, chống, ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh, bệnh DTLCP những ngày gần đây bùng phát và diễn biến phức tạp, thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hướng đến thu nhập của người dân. Nguyên nhân khiến bệnh DTLCP diễn biến phức tạp bao gồm cả khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan là do diễn biến mưa lũ những ngày gần đây đã làm cho tốc độ lây lan của dịch bệnh gia tăng đột biến. Về chủ quan, việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch kém hiệu quả; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm soát bị buông lỏng; việc cập nhật, phản ứng của các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương về diễn biến bệnh DTLCP còn chậm. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục kiểm soát dịch theo phương châm huyện giữ huyện, xã giữ xã, thôn giữ thôn, hộ giữ hộ. Đối với các huyện bệnh dịch bùng phát lớn, tốc độ lây lan nhanh, cần kiểm điểm trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp để sớm kiểm chế bệnh DTLCP; duy trì các biện pháp phòng, chống dịch như thời kỳ đầu, bảo đảm đủ các điều kiện cho công tác phòng, chống dịch.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, công tác phòng, chống bệnh DTLCP là chặng đường dài nên các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, các địa phương cần có cơ chế kiểm soát liên tục, thường xuyên, tự giác theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Chủ động duy trì thông tin về diễn biến bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh; trong đó, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc phát hiện dịch từ cơ sở. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện chịu trách nhiệm cập nhật, theo dõi, giám sát tình hình diễn biến bệnh DTLCP. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng các vùng dịch, ở những hộ có dịch, ở những nơi tiêu hủy. Các ngành Công an, Quản lý thị trường, Thú y duy trì 7 trạm kiểm dịch liên ngành tại các điểm đầu mối; trong đó, tập trung cho công tác kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.

Đối với công tác tái đàn, ngành nông nghiệp cần có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương và bà con nông dân về thực hiện các biện pháp tái đàn ở những nơi có đủ điều kiện. Chỉ đao đẩy mạnh thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thành lập các tổ công tác của tỉnh để kiểm tra, cập nhật tình hình về công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP tại các địa phương. Các huyện phân công cán bộ xuống chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các xã. Về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch, trước mắt vẫn duy trì theo quy định hiện hành; các huyện quyết toán kinh phí tỉnh đã ứng hỗ trợ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, tham mưu cho UBND tỉnh về phương án hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cho các địa phương.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]