(Baothanhhoa.vn) - Ngày 30-1-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình để thúc đẩy kinh tế phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm sinh kế cho người dân sau ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan điều hành linh hoạt, bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi đến đúng đối tượng của chương trình.

Tập trung nguồn vốn phục hồi, phát triển kinh tế

Ngày 30-1-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình để thúc đẩy kinh tế phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm sinh kế cho người dân sau ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan điều hành linh hoạt, bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi đến đúng đối tượng của chương trình.

Tập trung nguồn vốn phục hồi, phát triển kinh tếCán bộ NHCSXH kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi tại xã Thanh Xuân (Như Xuân).

NHCSXH Thanh Hóa đã sớm tham mưu cho UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH Thanh Hóa ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022-2023) theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng phối hợp cung cấp đầy đủ, kịp thời cho NHCSXH Thanh Hóa thông tin về đối tượng thụ hưởng, nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi để làm cơ sở cho vay; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách. Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng NHCSXH Thanh Hóa rà soát nhu cầu vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23-9-2019 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quan tâm đến đối tượng người lao động đi làm ăn xa từ các tỉnh, thành phố vì dịch COVID-19 đã quay trở về địa phương, chưa có việc làm và thu nhập ổn định, có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, duy trì, ổn định cuộc sống. Sở Xây dựng tập trung xác định nhu cầu về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 và Khoản 10, Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1-4-2021 của Chính phủ. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với NHCSXH xác định nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua sắm máy vi tính, thiết bị học tập và trang trải chi phí học tập; cho vay ưu đãi đối với các cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch...

Ngoài ra, NHCSXH Thanh Hóa cũng tích cực phối hợp với các sở, ngành và tổ chức chính trị - xã hội tập trung triển khai cho vay các chương trình kịp thời, bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, kiên quyết không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách. Chỉ đạo phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết không để xảy ra sai sót, vi phạm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện theo dõi riêng dư nợ cho vay thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị có liên quan, cơ quan truyền thông, thông tin của tỉnh, huyện, xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ theo Nghị quyết số 11 đến người dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đối tượng thụ hưởng tiếp cận nguồn vốn. Về nguồn lực thực hiện, trong khi chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn Trung ương phân bổ, căn cứ tình hình thực tiễn, chi nhánh tập trung điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn trong năm để ưu tiên thực hiện cho vay. Sau khi có kết quả tổng hợp, rà soát đối tượng thụ hưởng, xác định nhu cầu vốn cho từng năm và có kế hoạch vốn của Trung ương, NHCSXH tỉnh sẽ tổ chức giải ngân, kịp thời triển khai cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị quyết số 11. Cùng với đó, NHCSXH Thanh Hóa cũng chủ động báo cáo NHCSXH Trung ương điều chuyển nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng chính sách. Tăng cường các giải pháp huy động tiền gửi từ tổ chức, cá nhân trên địa bàn, tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn để nâng cao tính chủ động về nguồn vốn cho vay.

Tính đến hết ngày 31-3-2022, NHCSXH Thanh Hóa triển khai 20 chương trình tín dụng tổng dư nợ 11.135 tỷ đồng, với 245.000 khách hàng đang còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phần lớn được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chú trọng ưu tiên, tập trung vốn cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cải thiện cuộc sống từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh, nhất là chính sách cho vay ưu đãi theo tinh thần Nghị quyết 11, sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]