(Baothanhhoa.vn) - Trận mưa lũ vừa qua đã khiến cho hàng chục nghìn ha sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp

Trận mưa lũ vừa qua đã khiến cho hàng chục nghìn ha sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng.

Diện tích lúa bị thiệt hại sau mưa lũ tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc.

Thời điểm này, nước đã rút, cùng với việc thống kê mức độ thiệt hại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân tập trung khôi phục sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 2-8, diện tích cây trồng bị thiệt hại sau lũ của toàn tỉnh là 21.483,9 ha. Trong đó, diện tích bị thiệt hại hơn 70% là 13.770,1 ha; bị thiệt hại từ 30-50% là 7.713,8 ha. Những địa phương có diện tích thiệt hại lớn và nặng, gồm: Tĩnh Gia 4.854 ha; Nông Cống 3.378 ha; Thạch Thành 3.053 ha; Triệu Sơn 1.058 ha... Để kịp thời khôi phục diện tích đã bị thiệt hại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương các biện pháp khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất. Theo đó, sở đề nghị các địa phương kiểm tra, phân loại, đánh giá đúng mức độ thiện hại của các loại cây trồng và hướng dẫn bà con nông dân tiến hành chắm dặm, chăm sóc bằng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30-50%. Với diện tích bị thiệt hại từ 70% trở lên thực hiện giải phóng đất, chuyển đổi sang trồng các cây trồng phù hợp với thời vụ.

Tại Vĩnh Lộc có 400 ha cây trồng bị thiệt hại hoàn toàn, tập trung chủ yếu ở các vùng trũng thấp. Vì vậy, hiện huyện đang chỉ đạo các địa phương có diện tích bị thiệt hại đôn đốc bà con nông dân giải phóng đất, chuyển đổi sang trồng các loại cây ưa nước; đồng thời thực hiện chắm dặm, chăm sóc đối với diện tích lúa bị thiệt hại ít.

Huyện Cẩm Thủy có 114 ha lúa và 81 ha rau màu và 15 ha cây ăn quả bị thiệt hại do trận mưa lũ vừa qua. Để kịp thời khôi phục sản xuất trên những diện tích cây trồng bị thiệt hại này, huyện đang thống kê, đánh giá thiệt hại; đồng thời vận động bà con nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng bị thiệt hại nặng sang trồng cây ngô làm thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý, để bảo đảm đầu ra cho diện tích cây trồng được chuyển đổi, huyện đã đấu mối với các công ty sữa thu mua sản phẩm cho nông dân sau khi thu hoạch.


Tin và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]