(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 4528/QĐ-UBND, ngày 22-11-2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, TP Sầm Sơn đã đề ra nhiều giải pháp nhằm huy động ở mức cao nhất các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố, các thành phần kinh tế và toàn xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Đến nay, qua các nguồn vốn TP Sầm Sơn đã và đang triển khai thực hiện hàng trăm dự án (DA), với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều DA đã hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện Quyết định số 4528/QĐ-UBND, ngày 22-11-2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, TP Sầm Sơn đã đề ra nhiều giải pháp nhằm huy động ở mức cao nhất các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố, các thành phần kinh tế và toàn xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Đến nay, qua các nguồn vốn TP Sầm Sơn đã và đang triển khai thực hiện hàng trăm dự án (DA), với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều DA đã hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội

Nhà thầu thi công cải tạo, nâng cấp đoạn đường qua trung tâm xã Quảng Minh.

Một trong những nhóm giải pháp được thành phố tập trung chỉ đạo là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; đổi mới nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư; các cơ chế, chính sách hỗ trợ, biện pháp huy động vốn, thực hiện giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục và điều kiện cho vay, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các DA đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại dịch vụ, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp. Ngoài ra, để các DA được triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, UBND thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan của tỉnh, chủ đầu tư triển khai thực hiện các DA đã được phê duyệt, chấp thuận đầu tư. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban liên quan và các xã, phường nơi có DA đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các hộ nằm trong vùng DA trong việc chia sẻ khó khăn trước mắt, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từ đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố, địa phương và nhà đầu từ thực hiện nghiêm túc công tác kiểm kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư thi công.

Cùng với thực hiện các giải pháp trên, công tác đấu thầu được thực hiện nghiêm túc. Trong đó, tính cạnh tranh, hiệu quả trong công tác lựa chọn nhà thầu ngày càng được nâng lên; hồ sơ mời thầu được phát hành rộng rãi, công khai; chất lượng hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, hồ sơ chỉ định thầu cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc quản lý chất lượng công trình đã được UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các DA, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong công tác quản lý. Đặc biệt, công tác giám sát có sự tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư, do đó, chất lượng các công trình xây dựng ngày càng được cải thiện.

Theo báo của UBND thành phố, đến cuối tháng 12-2019, tổng huy động vốn đầu tư phát triển năm 2019 ước đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ (trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 14%, còn lại là vốn đầu tư trực tiếp trong nước, vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công, trong đó đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 86% tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn. Năm 2019, trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện 131 DA đầu tư công, với tổng mức đầu tư 2.259.510 triệu đồng, gồm 38 DA chuyển từ năm 2018 sang và 93 DA triển khai mới năm 2019. Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành năm 2019 ước đạt 293.914 triệu đồng. Thành phố đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 40 DA xây dựng hoàn thành, tổng giá trị đề nghị quyết toán 48.985,6 triệu đồng, giảm 1.654,73 triệu đồng so với giá trị đề nghị quyết toán; nợ xây dựng cơ bản ước tính đến ngày 31-12-2019 là 62.398 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2019, thành phố đã lựa chọn thành công nhà đầu tư thực hiện DA Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn theo hình thức đối tác công tư PPP (Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời). Đây là DA lớn, tổng mức đầu tư khoảng hơn 1.473 tỷ đồng (nếu gộp cả các DA khác thì tổng vốn đầu tư khoảng hơn 30.000 tỷ đồng), khi hoàn thành sẽ góp phần thay đổi diện mạo TP Sầm Sơn, góp phần phát triển du lịch.

Năm 2020, TP Sầm Sơn tiếp tục huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư nền kinh tế. Trong đó đối với đầu tư công tập trung đầu tư cho các chương trình, DA trọng điểm, có ý nghĩa lan tỏa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đối với khu vực tư nhân và dân cư, khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm có giá trị cao (cụm công nghiệp Quảng Châu và các cụm làng nghề truyền thống). Đối với các DA FDI thu hút có chọn lọc các DA có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường... (trong đó ưu tiên các DA về xử lý môi trường, hạ tầng thương mại, dịch vụ và du lịch), phấn đấu huy động được tổng vốn đầu tư phát triển là 5.040 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

Bài và ảnh: Lê Duy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]