(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành thả giống nuôi trồng thủy sản và đang tập trung chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung chăm sóc thủy sản vụ xuân hè

Hiện nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành thả giống nuôi trồng thủy sản và đang tập trung chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh.

Tập trung chăm sóc thủy sản vụ xuân hè

Người dân xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) chăm sóc tôm thẻ chân trắng vụ xuân hè.

Theo kế hoạch, vụ xuân hè năm 2019 toàn tỉnh thả nuôi 19.300 ha; trong đó, nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha; nước ngọt 11.600 ha, phấn đấu đạt sản lượng 53.720 tấn thủy sản. Đến đầu tháng 5-2019, các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cơ bản hoàn thành việc xuống giống. Để đạt năng suất, sản lượng cao, các HTX cùng các hộ nuôi thủy sản chủ động chuẩn bị các biện pháp chăm sóc và ứng phó với dịch bệnh thủy sản, nhất là vào thời điểm giao mùa. Anh Lê Xuân Lâm, xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) có kinh nghiệm 10 năm nuôi các loại cá truyền thống, cho biết: Đầu vụ, anh vệ sinh ao rất kỹ bằng cách thả vôi bột xuống đáy ao. Hằng tháng, rắc vôi bột 2-3 lần và sử dụng thêm chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nuôi. Mỗi ngày, anh đều đo độ PH trong ao để theo dõi diễn biến môi trường nước. Những ngày thời tiết biến động, cho cá ăn vừa phải, không để cá ăn quá no, dễ gây hại đường ruột. Nhờ chăm sóc tốt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cũng như khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, nên ao cá của anh ít dịch bệnh, thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng.

Hiện phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố đang tăng cường phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để nắm bắt tình hình, giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi thủy sản, yêu cầu tuân thủ chặt chẽ quy trình nuôi. Chủ ao, đầm thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao, vùng nuôi, tình trạng sức khỏe của các đối tượng nuôi, nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý. Đồng thời, bổ sung thêm cho đối tượng nuôi các loại men tiêu hóa, vitamin C. Xác định khẩu phần thức ăn để tăng sức đề kháng cho đối tượng nuôi thủy sản. Cho ăn nhiều bữa trong ngày để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi, tránh ô nhiễm môi trường nước, hạn chế các bệnh phát triển. Tùy theo điều kiện nguồn nước cấp, các hộ gia cố để chống xói lở bờ ao và ngăn nước mưa kéo theo các chất thải hữu cơ có thể vào ao nuôi. Không được sử dụng chất cấm để phòng, trị bệnh hoặc xử lý môi trường nước. Trong quá trình nuôi nếu thủy sản có dấu hiệu bị bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Sau khi xử lý dịch bệnh, khuyến cáo người dân cải tạo lại ao nuôi như cải tạo ao ban đầu, nếu đang trong mùa vụ nuôi tiến hành thả cỡ giống lớn hoặc thay đổi đối tượng nuôi khác để hạn chế phát sinh bệnh dịch.

Hiện nay, nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh đang phát triển mạnh. Toàn tỉnh có diện tích 3.734 ha nuôi tôm quảng canh, 350 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, trong vụ xuân hè các hộ nuôi đã thả khoảng 250 triệu con giống tôm sú và 600 triệu con giống tôm thẻ chân trắng. Để bảo đảm nguồn giống tôm chất lượng, trước vụ nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 1064/SNN&PTNT-TTR ngày 29-3-2019 về việc quản lý giống thủy sản, để thực hiện tốt việc quản lý sản xuất, kinh doanh tôm giống theo quy định của pháp luật và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sử dụng tôm giống. Qua kiểm tra, các tổ chức, cá nhân đều thực hiện thả nuôi theo khuyến cáo, đối với tôm sú, thả với mật độ 6 đến 7 con/m2; tôm thẻ chân trắng, thả với mật độ 250 con/m2. Để tôm giống nuôi thả có tỷ lệ sống cao và phát triển tốt, trạm khuyến nông các địa phương, các HTX nuôi trồng thủy sản đang tập trung khuyến cáo, hướng dẫn người nuôi bảo đảm mực nước trong ao nuôi từ 1,5 - 2m; quản lý độ trong, độ mặn cho phù hợp với từng điều kiện nuôi; quản lý độ PH trong các ao nuôi tôm. Khi thời tiết nóng, nhiệt độ cao, các hộ nuôi tôm tăng cường sử dụng quạt đảo nước tạo ô-xy cho ao, làm tăng trao đổi chất, bảo đảm ô-xy cho tôm tránh hiện tượng ngạt khí... Khi có mưa lớn, các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan... thay đổi đột ngột, sau mưa kiểm tra các chỉ số môi trường để bổ sung chế phẩm, khoáng chất điều chỉnh ổn định môi trường tránh gây sốc cho tôm.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]