(Baothanhhoa.vn) - Hiện trên địa bàn tỉnh có 52 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích 1.285,1 ha, thu hút 56.631 lao động, chủ yếu là lao động nông thôn. Có 118 làng nghề; trong đó, có 31 nghề truyền thống, 31 làng nghề, 56 làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho khoảng 80.000 lao động. Phần lớn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) được sản xuất tại các cụm công nghiệp, làng nghề này.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Hiện trên địa bàn tỉnh có 52 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích 1.285,1 ha, thu hút 56.631 lao động, chủ yếu là lao động nông thôn. Có 118 làng nghề; trong đó, có 31 nghề truyền thống, 31 làng nghề, 56 làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho khoảng 80.000 lao động. Phần lớn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) được sản xuất tại các cụm công nghiệp, làng nghề này.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Sản phẩm mây tre đan tại xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).

Việc sản xuất các sản phẩm CNNT đã và đang tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nông thôn. Đồng thời, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng làng nghề trên địa bàn tỉnh lớn, các mặt hàng CNNT cũng khá đa dạng về chủng loại, song số sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định chiếm thị phần lớn còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm CNNT chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Việc sản xuất tại các làng nghề chủ yếu được thực hiện theo quy mô hộ gia đình, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy năng lực cạnh tranh của các sản phẩm CNNT chưa cao.

Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, những năm qua, ngành công thương cùng các huyện, thị xã, thành phố đã chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nghiên cứu, triển khai các đề án, chương trình khuyến công phù hợp để động viên doanh nghiệp, người lao động tham gia. Về phía các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT cũng đã và đang chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, đa dạng mẫu mã sản phẩm, chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm CNNT. Bên cạnh đó, tăng cường tham gia các hội chợ, ứng dụng số hóa vào giới thiệu, quảng bá sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT.

Việc quan tâm thực hiện các giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh đã và đang góp phần làm chuyển biến việc phát triển các sản phẩm CNNT ở các địa phương. Đơn cử như Thọ Xuân, là huyện hội tụ nhiều làng nghề; sự đan xen giữa các làng nghề truyền thống với các nghề mới xuất hiện đã tạo nên nhiều sản phẩm CNNT nổi tiếng, như: nem, giò chả xã Xuân Bái; nem nướng thị trấn Thọ Xuân; bánh lá răng bừa xã Xuân Lập; bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên... Để phát huy tiềm năng, thúc đẩy CNNT phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân làm nghề, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng thực hiện các giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, như: tiếp tục củng cố các thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, xúc tiến thương mại, du lịch, tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT được tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Quan tâm xúc tiến thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được mở các quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm trong, ngoài huyện. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm thế mạnh của huyện tại Cảng Hàng không Thọ Xuân. Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu, thương mại điện tử để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng, hình thành các doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp có năng lực tài chính, hệ thống phân phối để chuyên cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT, nhất là các nghề truyền thống như đồ mộc dân dụng, bánh lá răng bừa, bánh gai, nem nướng, miến gạo, kẹo lạc,... Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh, nên đến nay toàn huyện đã có 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 13 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm được duy trì, phát triển, như: bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Để tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, thời gian tới các địa phương chú trọng hơn trong việc xác định sản phẩm mũi nhọn, từ đó quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm. Đi đôi với đó, thông qua các chương trình, dự án, các địa phương thực hiện lồng ghép kinh phí nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, để tiếp tục nâng cao hiệu quả CNNT, các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hiệp hội ngành nghề,... để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cần chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]