(Baothanhhoa.vn) - Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững của tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, góp phần thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững của tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, góp phần thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Tăng trưởng xanh

Mô hình chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu, trọng tâm của tỉnh là phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hướng đến nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải... phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế của địa phương; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cảnh quan môi trường và chất lượng cuộc sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, UBND tỉnh cũng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển tre, luồng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động REDD+. Đây là hai chương trình quan trọng thực hiện tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, giảm lượng phát thải khí nhà kính thông qua việc quản lý và phát triển bền vững.

Thực hiện các kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh, trên cơ sở định hướng của tỉnh, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, thông qua việc xây dựng nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế sử dụng các chất vô cơ nhằm chống thoái hóa đất và giảm sự phát tán khí nhà kính. Đẩy mạnh thu gom và xử lý phế - phụ phẩm trong nông nghiệp và chăn nuôi, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân vi sinh, than hoạt tính, xây dựng các hầm khí sinh học, tạo nguồn chất đốt và bảo vệ môi trường. Chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ngô, đậu và các loại cây trồng khác có khả năng chịu hạn cao. Trong lâm nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo lá phổi xanh và bể hấp thụ carbon; phát triển mạnh rừng gỗ lớn, rừng luồng thâm canh; tiếp tục triển khai các hoạt động trồng rừng ven biển với các loại giống cây trồng có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, chế độ thủy văn và tính chất lý hóa khu vực ven biển; nâng cao độ bao phủ cây xanh, phát triển các thảm thực vật xanh tại các khu vực đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Cùng với việc giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương trong tỉnh còn đẩy mạnh thực hiện định hướng về lối sống xanh thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo lá phổi xanh và bể hấp thụ carbon. Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan, tổ chức quốc tế, như: WB, ADB, JICA, USAID, KOICA để tranh thủ sự giúp đỡ trong thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia giao lưu thương mại và xúc tiến đầu tư với các nước trên thế giới trong liên kết, hợp tác chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh. Xây dựng các chương trình, dự án và tìm kiếm cơ hội kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đối tác tiềm năng để gắn kết thị trường carbon trong nước với thị trường carbon thế giới và trong hoạt động trao đổi, mua bán và áp dụng cơ chế phát triển sạch.

Nhờ nỗ lực thực hiện các nhóm giải pháp về tăng trưởng xanh, tỉnh ta đã hoàn thành việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng cơ bản ổn định diện tích rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất gắn với phát huy chức năng phòng hộ. Tính đến năm 2018, tổng diện tích rừng được bảo vệ ước đạt 594.300 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,03%, tăng 0,23% so với năm 2015. Hàng năm trồng hơn 2 triệu cây phân tán, 10.000 ha rừng trồng tập trung trở lên, kết quả trồng rừng tập trung 3 năm 2016 - 2018 đạt 31.000 ha.

Ngoài ra, thông qua việc thực hiện giải pháp gắn phát triển sản xuất với tăng trưởng xanh, trên địa bàn tỉnh còn xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao; chuyển đổi được hàng nghìn ha đất nông nghiệp bị nhiễm mặn sang trồng các loại cây trồng phù hợp, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm trang trại chăn nuôi, hàng nghìn doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng vào sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh của tỉnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]