(Baothanhhoa.vn) - Mỗi dịp Tết Trung thu, thị trường hàng hóa tại các địa phương trong tỉnh sôi động và có nhiều diễn biến phức tạp; các đối tượng tăng cường sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả với số lượng lớn, đặc biệt là nhóm mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, đồ chơi trẻ em... Để ổn định thị trường, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh mà nòng cốt là lực lượng quản lý thị trường đang tăng cường triển khai các kế hoạch kiểm soát, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường quản lý thị trường dịp tết Trung thu

Mỗi dịp Tết Trung thu, thị trường hàng hóa tại các địa phương trong tỉnh sôi động và có nhiều diễn biến phức tạp; các đối tượng tăng cường sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả với số lượng lớn, đặc biệt là nhóm mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, đồ chơi trẻ em... Để ổn định thị trường, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh mà nòng cốt là lực lượng quản lý thị trường đang tăng cường triển khai các kế hoạch kiểm soát, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường quản lý thị trường dịp tết Trung thu

Công nhân Công ty TNHH Bánh kẹo Nam Hương (TP Thanh Hóa) trong ca sản xuất.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và ban chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp, địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách khẩn trương tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong đó, tập trung vào các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu, như nguyên liệu làm bánh trung thu (nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, đường, mỡ, trứng muối...); phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bánh trung thu, nhất là sản phẩm bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh có nguồn gốc nước ngoài; mặt hàng đồ chơi trẻ em, đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng, đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực; bánh, mứt, kẹo giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng và các mặt hàng mỹ phẩm, rượu, bia, nước giải khát...; các điểm tập kết, buôn bán, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, chất cấm trong bảo quản và chế biến thực phẩm; các phương tiện vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc vào và các tỉnh phía Nam đi qua hoặc vào trong thị trường tỉnh; hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Cùng với tăng cường công tác kiểm soát, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cũng chỉ đạo các ngành thành viên kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường, chợ, trung tâm thương mại và siêu thị... nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu năm nay. Đồng thời, thông tin về đường dây nóng để Nhân dân phát giác, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm để tiến hành ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, cho biết: Thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo và chủ động kiểm soát thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã ban hành các công văn về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu năm 2022. Theo đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các đội quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thông tin, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường tại các địa điểm thường xuyên giao, nhận, trao đổi hàng hóa, kho chứa hàng hóa, điểm tập kết hàng hóa, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, lưu ý tập trung kiểm tra, kết hợp công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh, kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ tại khu dân cư, địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhất là kiểm tra các sản phẩm bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh kẹo có nguồn gốc từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng chỉ đạo các đội quản lý thị trường chú trọng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, chất lượng an toàn thực phẩm, các nguyên liệu thành phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm quy định về đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm sử dụng phẩm màu hương liệu phụ gia, bao bì thực phẩm ghi nhãn sản phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; công khai tên cơ sở, địa chỉ loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần răn đe phòng ngừa. Sau dịp Tết Trung thu, lực lượng chức năng sẽ thu hồi các sản phẩm hết hạn và tiêu hủy theo quy định.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]