(Baothanhhoa.vn) - Cuối năm là thời điểm hầu hết các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn, tăng đàn chuẩn bị nguồn cung ứng thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm người chăn nuôi chịu nhiều rủi ro do những tác động bất lợi của thời tiết. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương, lực lượng thú y và các cơ sở chăn nuôi triển khai các biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để dịch bệnh tái phát, lây lan nhằm bảo đảm giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Cuối năm là thời điểm hầu hết các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn, tăng đàn chuẩn bị nguồn cung ứng thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm người chăn nuôi chịu nhiều rủi ro do những tác động bất lợi của thời tiết. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương, lực lượng thú y và các cơ sở chăn nuôi triển khai các biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để dịch bệnh tái phát, lây lan nhằm bảo đảm giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Gia đình anh Lương Ngọc Lai, thôn Tiến Hưng 1, xã Luận Thành (Thường Xuân) thực hiện bổ sung thêm vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn gia cầm.

Gia đình anh Lương Ngọc Lai, thôn Tiến Hưng 1, xã Luận Thành (Thường Xuân) có nhiều năm phát triển đàn gia cầm quy mô lớn. Theo định kỳ, đầu tháng 9 âm lịch, gia đình anh sẽ tuyển chọn con giống để phát triển khoảng 4.500 – 5.000 con gà, dự kiến tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán. Theo kinh nghiệm của anh Lai, dịp cuối năm vì thời tiết khắc nghiệt, số lượng các trang trại, gia trại nhân cấy phát triển đàn vật nuôi nhiều. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thịt động vật tăng cao, nhất là thịt lợn, thịt gà, ngoài giao thương nội vùng, các thương lái còn vận chuyển động vật tiêu thụ trong, ngoài tỉnh. Do đó, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh rất cao. Để bảo đảm đàn vật nuôi phát triển tốt, trong quá trình chăn nuôi cần chủ động che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa; có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt phù hợp khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Cùng với đó, gia đình anh thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải, thay chất độn chuồng.

Anh Lai cho biết thêm, ngoài vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho đàn gia cầm, luôn cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, bổ sung thêm vitamin, B-complex, men tiêu hóa để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng cho gia cầm; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định. Với các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đàn gia cầm của gia đình phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.

Hiện nay, huyện Thường Xuân có 11.879 con trâu, 4.484 con bò, 13.749 con lợn và đàn gia cầm 451.754 con. Ông Vi Nguyên Huynh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Thời gian này là dịp người dân thực hiện tái đàn, phát triển đàn vật nuôi chuẩn bị nguồn cung ứng thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, ngoài ra, tiết trời đang chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gia tăng trên đàn gia súc, gia cầm, như: lở mồm long móng trên đàn trâu bò, cúm gia cầm, bệnh dịch tả lợn châu Phi ở lợn. Vì vậy, phòng đã phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường giám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, báo cáo kịp thời và chủ động các phương án ứng phó. Đồng thời, khuyến cáo các đơn vị nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp gia cố chuồng trại, phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi trong vụ đông xuân 2020 - 2021.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trên địa bàn tỉnh hiện có 952.326 con lợn, 22.053.000 con gia cầm, bò 250.319 con, trâu 177.523 con... Để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương chủ động triển khai có hiệu quả 2 đợt tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Tính đến trung tuần tháng 12-2020, các địa phương thực hiện tiêm phòng 6 loại vắc-xin cơ bản cho đàn vật nuôi, là: cúm gia cầm H5N1, bệnh dại, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tụ dấu lợn, dịch tả lợn đạt từ 80% diện tiêm trở lên. Đại diện lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp; tổng đàn tăng và việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm tăng cao, cùng với hiện tượng thời tiết cực đoan làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh cao. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh; tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y nhằm bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]