(Baothanhhoa.vn) - Để bảo đảm nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm qua hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập nhiều tổ công tác thực hiện công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật.

Tăng cường kiểm dịch động vật

Để bảo đảm nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm qua hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập nhiều tổ công tác thực hiện công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật.

Tăng cường kiểm dịch động vật

Trạm kiểm dịch động vật Thạch Lâm, xã Thạch Lâm (Thạch Thành).

Những tháng đầu năm 2022, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, tỉnh ta có tổng đàn vật nuôi lớn, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ còn nhiều, thời tiết diễn biến phức tạp...; đồng thời, các tỉnh trên địa bàn cả nước vẫn còn một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, vì vậy các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của người dân. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đồng thời kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người chăn nuôi, chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch. Đồng thời, tổ chức cho các cơ sở giết mổ, sơ chế, buôn bán động vật và sản phẩm động vật ký cam kết không vi phạm các quy định về phòng dịch, không giết mổ, tiêu thụ động vật ốm, chết, không rõ nguồn gốc xuất xứ; thực hiện tiêm phòng vắc-xin đối với một số bệnh trên động vật. Đồng thời, thành lập các tổ công tác kiểm tra, kiểm soát các xe chở gia súc, gia cầm đi qua địa bàn tỉnh, như Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn; Trạm kiểm dịch động vật và thủy sản thị xã Nghi Sơn đều trên Quốc lộ 1A và trạm kiểm dịch động vật tại huyện Thạch Thành nằm trên đường Hồ Chí Minh... Tại các chốt kiểm soát, lực lượng cán bộ kiểm dịch được phân công trực 24/24h, các xe vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn đều phải dừng lại để phun tiêu độc, khử trùng, kiểm tra giấy tờ liên quan đến nguồn hàng, niêm phong kẹp chì, thẻ tai (trâu bò), việc chấp hành các quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra lâm sàng động vật... và đóng dấu xác nhận trước khi đi qua địa bàn. Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác đã hướng dẫn các chủ hàng thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch cho động vật và phòng lây nhiễm một số bệnh từ động vật sang người; đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vận chuyển động vật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh chăn nuôi và chế biến sản phẩm động vật có trách nhiệm đăng ký với cán bộ kiểm dịch về ngày, giờ xuất phát để thực hiện kiểm tra trên cơ sở tờ khai đăng ký thời gian.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, thông qua công tác kiểm dịch, lực lượng chức năng đã kiểm dịch được 1.572 con trâu, bò, 106.879 con lợn thịt, 113.207 lợn thương phẩm; hơn 1,6 triệu gia cầm giống; 800 con thỏ vận chuyển ra ngoài tỉnh. Đồng thời tại các đầu mối giao thông kiểm dịch được 58.767 trâu, bò, 697.466 lợn thương phẩm, 305.552 lợn sữa... Tại các trạm kiểm dịch đầu mối, đoàn đã tăng cường kiểm tra công tác vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch tận gốc đối với động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn. Duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật 24/24 giờ; đồng thời, tăng cường hiệu quả hoạt động của các đội, trạm kiểm dịch lưu động, nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, chỉ vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]