(Baothanhhoa.vn) - Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là một trong những giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sử dụng chế phẩm sinh học - giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Sử dụng chế phẩm sinh học - giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Ông Nguyễn Chí Cường, xã Đông Phú (Đông Sơn) cải tạo đệm lót sinh học.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là một trong những giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Từ năm 2018, thực hiện phong trào “Hành động vì môi trường thân thiện trong chăn nuôi” của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Sơn đã mạnh dạn sử dụng chế phẩm sinh học trên nền đệm lót sinh học và phối trộn vào thức ăn. Với mô hình chăn nuôi vịt khép kín, trang trại của gia đình ông Nguyễn Chí Cường, xã Đông Phú (Đông Sơn) luôn duy trì đàn khoảng 4.000 con và là một trong những địa chỉ tin cậy cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Để thuận tiện cho việc chăm sóc, theo dõi dịch bệnh, khu chuồng nuôi luôn được dọn rửa sạch sẽ, thoáng mát, trang bị hệ thống điện, cống xả thải... Nhất là, ứng dụng công nghệ đệm lót lên men đã hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường. Theo ông Cường, nguyên liệu làm đệm lót chủ yếu là trấu và mùn cưa, sử dụng men vi sinh Balasa N01 phối trộn cùng cám gạo và bột bắp. Từ đó, sẽ tạo ra vi sinh vật có ích cấu tạo thành sợi men giúp phân hủy chất thải trong chăn nuôi. Sử dụng đệm lót men sinh học này trong khoảng thời gian 6 tháng tiến hành thay thế bề mặt trên và rải lớp lót mới. Chi phí làm đệm lót có giá thành thấp, 1 kg men có thể làm đệm cho chuồng nuôi từ 30-50m2 với giá thành từ 50 đến 60 nghìn đồng và dễ dàng tìm mua trên thị trường... Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học giúp đàn gia cầm của gia đình ông khỏe mạnh và đồng đều, tỷ lệ ấp trứng có thể lên đến 98%. Không chỉ giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí thuê nhân công mà còn có thể tiết kiệm tới 70% lượng trấu sử dụng so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Hiệu quả của phương pháp này là việc phân giải chất thải làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Với những ưu điểm rõ rệt, mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Sơn và đến nay đã có khoảng 80% hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ này.

Cũng trên địa bàn huyện Đông Sơn, gia đình ông Lê Quang Trường, xã Đông Thanh (Đông Sơn) lại lựa chọn phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn vào thức ăn hữu cơ để phát triển đàn gia cầm. Thức ăn được phối trộn tận dụng từ những sản phẩm của nông nghiệp, được xay nhỏ như: Lạc, đậu tương, bột ngô, bột cá,... sau đó được ủ với men sinh học tạo ra một loại thức ăn có lợi cho tiêu hóa của gia cầm, giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Ông Trường cho biết: Sử dụng thức ăn hữu cơ phối trộn với men sinh học giảm thiểu quá trình hình thành các chất thải gây mùi như (H2S, NH3), hạn chế điều kiện phát triển của các vi khuẩn gây mùi, góp phần cải thiện môi trường chăn nuôi. Đồng thời, tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn tới tay người tiêu dùng. Theo ông: Chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học giúp giảm chi phí khoảng 30 triệu đồng/tháng, hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 đến 2,5 lần so với sử dụng thức ăn công nghiệp.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học đã được áp dụng và nhân rộng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Như Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa... Ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Hiện nay, mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học được coi là biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Toàn bộ chế phẩm thải ra có thể dùng để sản xuất thành loại phân vi sinh có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu đối với cây trồng. Đồng thời, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; nhất là, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Để nhân rộng mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người dân trong việc sản xuất nông nghiệp an toàn. Từ đó, tiến tới xóa bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng an toàn sinh học để quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; nhất là, kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng hóa chất, các thành phần vô cơ, các chất tăng trọng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]