(Baothanhhoa.vn) - Trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân hạn chế việc ra đường cũng như đến những nơi tập trung đông người. Thêm vào đó, các cửa hàng đều chuyển sang “chế độ” bán hàng mang về và giao hàng tận nhà, nhờ vậy mà nghề shipper trở nên khá bận rộn trong thời điểm này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Shipper thời dịch bệnh: Một “mạch máu” lưu thông hàng hóa

Trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân hạn chế việc ra đường cũng như đến những nơi tập trung đông người. Thêm vào đó, các cửa hàng đều chuyển sang “chế độ” bán hàng mang về và giao hàng tận nhà, nhờ vậy mà nghề shipper trở nên khá bận rộn trong thời điểm này.

Shipper thời dịch bệnh: Một “mạch máu” lưu thông hàng hóa

Anh Nguyễn Văn Dũng, nhân viên giao hàng J&T Express (TP Thanh Hóa) tất bật với công việc trong những ngày TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội.

Cầu nối thời dịch bệnh

Chị Nguyễn Thị Dung, chủ quầy hàng rau, củ tại chợ Đông Vệ (TP Thanh Hóa) cho biết, kể từ thời điểm TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất (từ ngày 2-9 đến ngày 9-9), nhu cầu của người dân về thực phẩm tăng một cách đột biến. Tuy nhiên, việc đi lại trong thời điểm này của cả người bán và người mua đều hạn chế. Do đó, từ các hộ buôn bán nhỏ lẻ cho đến các đại lý, cửa hàng đều phải thuê shipper. Với mức phí giao hàng nội thành từ 20 - 25 nghìn đồng/đơn.

Cũng theo chị Dung, nhờ có đội ngũ shipper chuyên nghiệp mà giao hàng trong thời điểm dịch bệnh cũng trở nên nhanh chóng, chu đáo, nhiệt tình nên công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Về phía người mua cũng yên tâm hơn, bởi người giao hàng có địa chỉ rõ ràng, được quản lý lịch trình và tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Có thể nói, shipper chính là cầu nối quan trọng giữa nguồn cung và cầu trong mùa dịch. Đặc biệt, ở thời điểm một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân “buộc” phải lựa chọn đặt hàng online và giao hàng tận nhà. Cũng nhờ đó mà việc bán hàng online trở nên phổ biến, dịch vụ thuê shipper trở nên tăng vọt.

Anh Nguyễn Văn Dũng (23 tuổi), nhân viên giao hàng của J&T Express - Chi nhánh Thanh Hóa cho biết: Suốt nhiều tháng nay, đơn hàng nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, thời điểm TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 (ngày 2-9 đến ngày 14-9), lại đúng khoảng thời gian Shopee Sale (ngày 9-9), nên lượng đơn hàng mỗi ngày lên tới 70 - 80 đơn. Nếu như trước đây chủ yếu là các đơn hàng ngành may mặc, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm... thì trong những ngày vừa qua các đơn hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ ăn chế biến sẵn tăng mạnh. Trong đó chủ yếu là các đơn hàng nội tỉnh, nội thành.

Thực tế, thời điểm dịch bệnh, shipper là nghề bận rộn, có thêm thu nhập hơn bình thường. Tuy nhiên, phía sau đó là vô vàn những nỗi niềm lo lắng, vất vả.

Anh Lương Xuân Tuấn Anh (25 tuổi), nhân viên giao hàng Shopee Express - Chi nhánh TP Thanh Hóa cho biết: Thời điểm TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội, người dân đi lại hạn chế, số lượng đơn hàng lên tới 60 - 70 đơn cần được giao trong ngày. Trong khi đó các trận mưa lớn trong những ngày qua khiến việc đi lại, giao hàng rất vất vả. Việc khách hàng không nghe điện thoại là chuyện dễ gặp, nhưng khó khăn hơn vẫn là các đơn hàng phải giao cho khách trong khu dân cư bị phong tỏa, mất rất nhiều thời gian. Với lượng đơn nhiều hơn thường ngày, cộng thêm các đơn hàng thực phẩm cần được giao gấp để tránh hư hỏng buộc shipper phải đưa ra phương án giao hàng nhanh nhất. Đặc biệt cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho khách hàng và cho cả người thân.

Đảm bảo lưu thông hàng hóa đi đôi với an toàn

Bưu điện tỉnh Thanh Hóa là một trong những đơn vị có số lượng hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện giao nhận lớn của tỉnh. Với tổng số gần 700 bưu tá thực hiện nhiệm vụ giao hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bưu điện tỉnh đã triển khai các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ giao hàng gắn liền với việc lưu thông hàng hóa, phục vụ Nhân dân và khách hàng, không bị gián đoạn, đứt gãy. Trong đó, chú trọng việc trang bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch cho cán bộ, nhân viên, người lao động thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như giao dịch viên, bưu tá. Đồng thời quán triệt đến từng đơn vị, cán bộ, nhân viên và người lao động thực hiện nghiêm các nội dung, hướng dẫn về việc triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo thống kê, từ thời điểm đầu năm đến nay, bình quân mỗi ngày Trung tâm Khai thác vận chuyển (Bưu điện tỉnh) phải tiếp nhận và xử lý phân hướng trên 60 tấn hàng hóa, tương đương với sản lượng trên 60.000 bưu phẩm, bưu kiện/ngày. Đặc biệt, kể từ thời điểm đầu tháng 9 đến nay, lượng hàng hóa có xu hướng tăng hơn so với những tháng trước. Trong đó chủ yếu là nhu yếu phẩm, đồ ăn khô.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, được sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan chức năng, Bưu điện tỉnh đã thực hiện tiêm vắc-xin cho hầu hết các lực lượng xung yếu trên tuyến đầu như bưu tá, giao dịch viên, lái xe và nhân viên khai thác. Ngoài việc ưu tiên tiêm vắc-xin cho lực lượng này, các bưu điện cơ sở cũng được trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, máy đo nhiệt độ. Thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt cho bưu tá khi đến bưu điện nhận hàng và giao hàng đến tay người dân.

Đối với các tuyến đường thư cấp 2 - vận chuyển hàng hóa nội tỉnh đi về các vùng dịch đang áp dụng giãn cách, nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa, cùng với việc tăng cường thêm nhân lực, phương tiện vận chuyển, bưu điện cơ sở bố trí nhân lực cố định để đảm bảo rút ngắn thủ tục khai báo y tế và kiểm soát lịch trình tiếp xúc.

Đối với các tuyến vận chuyển cấp 1 - giao nhận với các tỉnh miền Bắc, để đảm bảo không ứ đọng hàng hóa, Bưu điện tỉnh đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam điều chỉnh đường thư giao nhận, không đi qua khu vực trung chuyển tại Hà Nội mà đóng thẳng về các tỉnh để hàng hóa lưu thoát, đến tay người nhận một cách nhanh nhất.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, cùng với Bưu điện tỉnh, Viettel Post còn có một số đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng như: GHN, Giao hàng tiết kiệm, J&T Express, Shopee Express... Đối với nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với số lượng lớn khách hàng mỗi ngày, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mặc dù gặp không ít khó khăn, song các đơn vị cũng đã tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa. Với đội ngũ shipper luôn đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường như: đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper, giấy xét nghiệm COVID-19, ứng dụng quản lý đơn hàng... Đồng thời quán triệt đến đội ngũ nhân viên giao hàng thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Đảm bảo vận hành hàng hóa một cách nhanh chóng, thông suốt, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời điểm dịch bệnh, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]