(Baothanhhoa.vn) - Hằng ngày, anh Đỗ Viết Trọng, kỹ sư cơ khí động lực, Công ty TNHH MTV nguyên liệu Lam Sơn thuộc Công ty CP Mía đường Lam Sơn đều có mặt tại công ty từ rất sớm. Theo chia sẻ của anh, vì yêu nghề nên anh luôn tranh thủ đi làm sớm và về muộn hơn mọi người để có thời gian nghiên cứu cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Sáng tạo từ thực tiễn và đam mê

Hằng ngày, anh Đỗ Viết Trọng, kỹ sư cơ khí động lực, Công ty TNHH MTV nguyên liệu Lam Sơn thuộc Công ty CP Mía đường Lam Sơn đều có mặt tại công ty từ rất sớm. Theo chia sẻ của anh, vì yêu nghề nên anh luôn tranh thủ đi làm sớm và về muộn hơn mọi người để có thời gian nghiên cứu cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Sáng tạo từ thực tiễn và đam mê

Sáng kiến “Cải tiến, cải tạo máy chăm sóc bón phân liên hoàn cho mía” của anh Đỗ Viết Trọng được áp dụng tại vùng mía đường Lam Sơn.

Năm 2010, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên chuyên ngành cơ khí động lực, anh Đỗ Viết Trọng về công tác tại bộ phận kỹ thuật cơ khí, Công ty CP Mía đường Lam Sơn với nhiệm vụ chính là quản lý kỹ thuật máy móc thiết bị cơ giới, đưa ra các quy trình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của bộ phận cơ giới.

Là kỹ sư trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên anh Trọng không ngừng học hỏi. Anh cùng các đồng nghiệp thường xuyên kiểm tra, xem xét, sửa chữa hệ thống máy móc; đối với những máy móc, thiết bị gây tốn sức lao động, ảnh hưởng sức khoẻ người lao động, tiêu hao nguyên nhiên liệu… kịp thời báo cáo, kiến nghị ban giám đốc lên kế hoạch cải tiến hoặc thay mới.

Anh Trọng cho biết: Tôi luôn quan niệm rằng đã đi làm thì phải làm việc thật sự và cống hiến hết mình. Vì vậy, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Tôi có thể học ở bất cứ đâu, qua đồng nghiệp, qua internet, qua sách vở và đặc biệt công việc thực tế tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn chính là ngôi trường lớn để tôi có thể vừa học vừa phát huy những sáng kiến của mình.

Những năm qua, trên vùng mía Lam Sơn, việc chăm sóc cắt rễ và bón phân cho mía lưu gốc chủ yếu bằng 2 phương pháp là dùng trâu bò, máy kéo có công suất nhỏ hoặc dùng máy có công suất lớn để chăm sóc, cày móc rễ và bón phân tự động vào rãnh đã cày. Các phương pháp này đều có nhược điểm là bón phân không đều, phân bón xong dễ bị bốc hơi và rửa trôi, trong khi chi phí nhân công lại lớn. Trước thực trạng trên, anh Đỗ Viết Trọng đã nghiên cứu và sáng kiến “Cải tiến, cải tạo máy chăm sóc bón phân liên hoàn cho mía”.

Sáng tạo từ thực tiễn và đam mê

Anh Trọng cho biết: Trước đây máy chăm sóc bón phân cho mía không có cơ cấu lấp phân, tôi đã nghiên cứu bỏ 2 đĩa cắt rễ trước thay bằng 2 trụ cày móc rễ có diệp chắn để phân được bỏ xuống đáy rãnh, 2 trụ sau lắp thêm diệp có kích thước 150x250mm để lấp đất ngay sau khi bón phân và vun đất vào luống mía. Ban đầu hệ thống dẫn động trục vít tời phân bằng bánh tựa đồng không điều chỉnh được lượng phân bón theo yêu cầu, phụ thuộc vào chế độ, tốc độ làm việc của máy, nên tôi đã thay thế bằng hệ thống dẫn động hoàn toàn bằng thủy lực điều chỉnh được lượng phân bón bằng điều chỉnh lưu lượng dầu qua các van thủy lực; thay đổi góc cắt của trụ từ góc cắt lớn thành góc cắt nhỏ; thay trụ lắp đặt trên 1 khung thành trụ lắp đặt trên 2 khung. Đến nay, máy cày rễ bón phân có thể áp dụng rộng rãi trên vùng mía với máy kéo có công suất từ 70 Hp trở lên (đối với mía lưu gốc), đồng thời có thể áp dụng để chăm sóc, bón phân cho mía tơ trong thời hạn từ 80-90 ngày tuổi. Máy cũng có thể áp dụng chăm sóc cho các loại cây trồng khác, có cách trồng theo hàng tương tự như trồng mía.

Sáng kiến “Cải tiến, cải tạo máy chăm sóc bón phân liên hoàn cho mía” đã được áp dụng tại vùng mía đường Lam Sơn. Việc sử dụng máy tiết kiệm chi phí từ 2,5 đến 3 triệu đồng/ha, năng suất mía tăng từ 15-20 tấn/ha và chất lượng mía cao hơn (tối thiểu 0,5 CCS) so với chăm sóc thủ công.

Hiệu quả kinh tế cho thấy sử dụng máy cao hơn thủ công hơn 19 triệu đồng/ha. Với diện tích vùng mía Lam Sơn chăm sóc bằng máy được 1.500 ha/năm, thì hiệu quả đem lại tương đương 25- 28 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, việc áp dụng sáng kiến “Cải tiến, cải tạo máy chăm sóc bón phân liên hoàn cho mía” góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết tình trạng thiếu nhân công lao động, đáp ứng kịp thời vụ, tăng mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết (nắng hạn, đất khô cứng), khí hậu; giảm ô nhiễm môi trường do nguồn phân bón không bị rửa trôi và giảm phun thuốc cỏ; tạo ra bộ rễ mới cho cây mía sâu từ 20-25 cm, luống mía vun cao từ 15- 22 cm, tăng khả năng chống đổ, ngã cho mía.

Sáng kiến được áp dụng là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện quy trình cơ giới hóa đồng bộ, làm thay đổi tập quán canh tác của người trồng mía, theo quy mô cánh đồng mẫu lớn, nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất mía nguyên liệu tăng sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn Huy Ky, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Mía đường Lam Sơn cho biết: Đồng chí Đỗ Viết Trọng là một kỹ sư có chuyên môn tốt, có trách nhiệm trong công việc, chịu khó, không ngừng tìm tòi và có những sáng tạo, cải tiến, đem lại hiệu quả thiết thực giúp công ty tiết kiệm được chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Anh Trọng là tấm gương đoàn viên tiêu biểu, tạo động lực, khuyến khích người lao động trong Công ty tham gia sáng tạo, đổi mới, góp phần cùng doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Thanh Huê


Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]