(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến là hướng đi bền vững, huyện Quan Sơn đã xây dựng kế hoạch tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành cải tạo, phục tráng, thâm canh rừng luồng kém hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm sóc, khai thác luồng, vầu, nứa, theo đúng khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Xây dựng các mô hình tổ hợp tác, HTX trồng rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản theo hướng phát triển bền vững gắn với cấp chứng chỉ rừng FSC. Xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp để giảm chi phí vận chuyển...

Quan Sơn phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến

Xác định phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến là hướng đi bền vững, huyện Quan Sơn đã xây dựng kế hoạch tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành cải tạo, phục tráng, thâm canh rừng luồng kém hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm sóc, khai thác luồng, vầu, nứa, theo đúng khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Xây dựng các mô hình tổ hợp tác, HTX trồng rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản theo hướng phát triển bền vững gắn với cấp chứng chỉ rừng FSC. Xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp để giảm chi phí vận chuyển...

Quan Sơn phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biếnXưởng chế biến đũa đóng trên địa bàn xã Trung Hạ tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Theo báo cáo của huyện Quan Sơn, hiện nay trên địa bàn có hơn 54.346 ha rừng luồng, vầu, nứa. Thực hiện Quyết định 502/QĐ-UBND ngày 23-2-2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, việc phục tráng rừng luồng ở huyện Quan Sơn đã đạt những kết quả khả quan. Chỉ tính riêng thời kỳ từ năm 2019 đến năm 2022, huyện đã phục tráng 2.226 ha; làm mới 13 km đường lâm nghiệp. Tính đến nay, toàn huyện đã thâm canh được 2.000 ha rừng luồng và các cây họ tre; xây dựng trên 3.000 ha rừng vầu, luồng, nứa được cấp chứng chỉ FSC, đủ điều kiện xuất khẩu, mở ra cơ hội tiêu thụ với sản lượng lớn và nâng cao giá trị kinh tế cho vùng nguyên liệu. Hiện nay, mỗi năm diện tích rừng luồng cho khai thác trên 8,3 triệu cây. Đây là điều kiện để huyện Quan Sơn thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.

Cùng với việc nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây luồng, vầu, nứa, huyện Quan Sơn cũng chú trọng tới việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phát triển KT-XH, ưu tiên bố trí mặt bằng phù hợp để các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến. Trong đó, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu lâm sản nhằm khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu luồng, vầu, nứa, nhất là những doanh nghiệp có công nghệ cao, có năng lực tài chính thực hiện dự án sản xuất.

Hiện nay, huyện Quan Sơn có 70 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đang hoạt động. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ luồng, vầu, tạo việc làm cho gần 1.800 lao động, với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Công ty CP Lâm sản Quan Sơn những năm qua liên tục có bước tăng trưởng khá, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng chất lượng sản phẩm. Theo ông Lê Xuân Thảo, Giám đốc công ty cho biết: Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, các chỉ tiêu về sản xuất của công ty đều vượt so với kế hoạch năm. Hiện tại, hàng năm công ty tiêu thụ gần 10.000 tấn luồng/năm, tạo việc làm cho 50 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng/người. Thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô để sản xuất thêm mặt hàng vàng mã, với công suất 2.400 tấn/năm. Đây sẽ là điều kiện tiêu thụ một số lượng lớn cây luồng mỗi năm và tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn huyện.

Ông Trương Trọng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Xác định phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến là hướng đi bền vững, huyện Quan Sơn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu theo chiều sâu. Những năm gần đây, UBND huyện đã chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động người dân quan tâm phục tráng, cải tạo rừng luồng, vầu; xây dựng quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ FSC gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm lâm nghiệp để khai thác có hiệu quả cao hơn. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư đối với các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm lâm sản quy mô lớn, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian tới, huyện Quan Sơn tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức thúc đẩy hình thành mô hình quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.

Bài và ảnh: Nguyễn Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]