(Baothanhhoa.vn) - Một lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến là tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển được các vùng nguyên liệu với nhiều chuỗi liên kết bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp (DN) và người dân. Không những thế, những chuỗi liên kết giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến nông sản

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến nông sản

Vùng nguyên liệu dứa tại thị trấn Thống Nhất (Yên Định).

Một lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến là tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển được các vùng nguyên liệu với nhiều chuỗi liên kết bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp (DN) và người dân. Không những thế, những chuỗi liên kết giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng những vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng cho công nghiệp chế biến; khuyến khích DN đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đồng thời, có những cơ chế mở để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành những chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, như: Vùng sản xuất mía nguyên liệu tại 15 huyện liên kết sản xuất với các nhà máy đường, diện tích 17.084 ha; vùng sản xuất sắn nguyên liệu tại 10 huyện miền núi, diện tích 9.624 ha; các vùng sản xuất lúa giống ở các địa phương với 3.264 ha; sản xuất lúa thương phẩm gắn với bao tiêu sản phẩm 6.500 ha... Trong đó, nhiều vùng sản xuất đã được áp dụng tuân thủ quy trình VietGAP, cho năng suất, chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, hình thành những chuỗi liên kết sản xuất theo nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, ổn định đầu ra sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngoài các liên kết tiêu thụ mía, sắn giữa người dân với các DN, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân..., thì tại hầu hết các vùng sản xuất tập trung việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và nhà máy chế biến chưa chặt chẽ, chủ yếu hình thành thông qua hệ thống thương lái. Hoặc, người dân đã tạo được vùng nguyên liệu với chất lượng bảo đảm nhưng việc tiêu thụ vẫn gặp khó khăn.

Sản phẩm rau, quả cũng gặp khó trong việc tiêu thụ khi tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu về rau, quả khá lớn, với mật độ canh tác 3 vụ/năm, sản lượng trung bình có thể đạt 540 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện mới có 17 nhà máy chế biến rau, quả, với tổng công suất gần 110 nghìn tấn/năm, chiếm 20,3% sản lượng rau, quả hàng năm của tỉnh. Còn tới gần 80% lượng rau, quả được sơ chế, đóng gói bảo quản cung ứng ra thị trường hoặc tiêu thụ dưới dạng thô, hiệu quả kinh tế không cao...

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt khoảng 1,6 triệu tấn, cây ăn quả hơn 223 nghìn tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 230 nghìn tấn và hơn 170 nghìn tấn thủy sản... Song, hiện nay toàn tỉnh chỉ có 235 DN, HTX chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản; 29 DN chế biến nông sản, thực phẩm; 80 DN chế biến thủy, hải sản và hơn 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; bước đầu xây dựng được những chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Song, phần đa các DN này mới chỉ đạt ở quy mô vừa và nhỏ, thực hiện chế biến thô, chưa tạo ra được sản phẩm có thương hiệu riêng, nên chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Về cơ bản mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chưa được xác lập nên tình trạng dư thừa, ùn ứ nông sản vẫn còn diễn ra.

Để phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty CP Sao Khuê, khẳng định: Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến có bền chặt hay không, ngoài việc cụ thể hóa bằng hợp đồng kinh tế thì phía người sản xuất cần xây dựng vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, bảo đảm chất lượng, sản lượng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để các nhà máy, DN chế biến thu mua. Hoặc, cần dựa vào thực tế thu mua của các DN có khả năng liên doanh, liên kết trong chế biến nông sản để hoạch định chiến lược phát triển vùng nguyên liệu phù hợp.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]