(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, với sự vào cuộc, đồng hành quyết liệt của các cấp, ngành, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh quy mô lớn, áp dụng quy trình VietGAP... Cùng với đó, việc phát triển tài sản trí tuệ trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể... đã trở thành chiến lược để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Phát triển tài sản trí tuệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản

Những năm gần đây, với sự vào cuộc, đồng hành quyết liệt của các cấp, ngành, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh quy mô lớn, áp dụng quy trình VietGAP... Cùng với đó, việc phát triển tài sản trí tuệ trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể... đã trở thành chiến lược để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Phát triển tài sản trí tuệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sảnSản phẩm cam đường Canh Như Xuân sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Tại huyện Như Xuân, cây ăn quả được xem là cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và được khuyến khích mở rộng diện tích. Vì vậy, huyện đã hỗ trợ phát triển cây ăn quả bảo đảm đạt các tiêu chuẩn quy định và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm. Năm 2019, sản phẩm cam đường Canh Như Xuân và cam Xã Đoài Như Xuân được công nhận chỉ dẫn địa lý và là 2 trong số 17 sản phẩm đầu tiên được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Cùng với đó, nhờ làm tốt công tác quản lý chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cam đường Canh Như Xuân và cam Xã Đoài Như Xuân đã dần được khẳng định và được phân phối, quảng bá bằng nhiều hình thức, giá trị ngày càng được nâng cao, tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất. Ông Chử Thanh Hải, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công, xã Xuân Hòa, cho biết: Việc được công nhận các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn 25% so với khi chưa xây dựng được thương hiệu. Bên cạnh đó, có tem, nhãn nên hạn chế được tình trạng nhái thương hiệu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sản phẩm cam đường Canh Như Xuân và cam Xã Đoài Như Xuân vẫn lên sàn thương mại điện tử và tiêu thụ tốt.

Tương tự, với các sản phẩm cải làng Lê (Yên Định), bưởi Bắc Lương (Thọ Xuân) và dưa hấu Mai An Tiêm (Nga Sơn) khi đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Quyết định số 3453/QĐ-UBND, ngày 28-4-2020 của UBND tỉnh, các chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ đã được hình thành, tạo tiền đề phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, để xây dựng, quản lý thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm triển khai đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với hệ thống sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, có nhiều dự án về sở hữu trí tuệ được triển khai thực hiện và đạt kết quả khả quan, như: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể tương Làng Ái (Yên Định), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), nước mắm Khúc Phụ (Hoằng Hóa), mắm tép Hà Yên (Hà Trung), cam Xuân Thành (Thọ Xuân); đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, như: bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), tơ lụa Hồng Đô (Thiệu Hóa), nón lá Trường Giang (Nông Cống)... Hiện, Sở Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chủ trì triển khai các dự án xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho một số đặc sản, như: nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Sầm Sơn”, “Mực khô Sầm Sơn”, bưởi Diễn Yên Ninh (Yên Định)...

Bên cạnh đó, tỉnh còn triển khai xây dựng và công nhận cho 31 sản phẩm 4 sao (1 sản phẩm được công nhận 5 sao cấp quốc gia), 89 sản phẩm 3 sao trong Chương trình OCOP; công nhận quy trình sản xuất thực hành tốt VietGAP cho hàng nghìn ha sản xuất lúa, cây ăn quả và rau các loại... Các hoạt động trên góp phần chuẩn hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, hướng đến sản xuất hàng hóa, khẳng định về chất lượng và thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh các tổ chức, hộ gia đình thực hiện tốt quy trình sản xuất, quy định về chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, vẫn còn không ít đơn vị, cá nhân, nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, giá trị tài sản trí tuệ, giá trị thương mại của vùng có chỉ dẫn địa lý. Nhiều cơ sở dữ liệu để truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn thiếu thông tin, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP còn ít. Áp dụng quy trình sản xuất chưa tuân thủ đầy đủ kỹ thuật, dẫn đến chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không được như kỳ vọng.

Do đó, để các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục khẳng định thương hiệu, hướng tới những thị trường khó tính và nâng cao giá trị, cần thay đổi tư duy của các cấp, ngành và chủ thể sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện giải pháp hỗ trợ, xúc tiến phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề truyền thống dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và tăng cường công tác đào tạo, tập huấn và trao đổi kinh nghiệm về quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho tổ chức quản lý và sử dụng.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]