(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, tận dụng lợi thế từ lòng hồ, vùng ngập nước của thủy điện Bá Thước 2, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bá Thước đã phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Bá Thước

Những năm qua, tận dụng lợi thế từ lòng hồ, vùng ngập nước của thủy điện Bá Thước 2, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bá Thước đã phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân địa phương.

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Bá Thước

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại vùng ngập nước thủy điện xã Ái Thượng.

Hiện nay, tổng diện tích đất, mặt nước thuộc hồ thủy điện Bá Thước 2 bàn giao cho UBND huyện quản lý là 680,29 ha (trong đó 535,96 ha mặt nước tự nhiên, 144,33 ha vùng đất ngập nước) trên địa bàn 5 xã, thị trấn, gồm: Cành Nàng, Thiết Ống, Ban Công, Hạ Trung, Ái Thượng. Để nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Bá Thước phát triển bền vững, nhiệm kỳ 2015–2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Bá Thước đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU ngày 11-5-2016 “về quản lý, khai thác lòng hồ thủy điện Bá Thước 2”. Năm 2018, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng 1 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trên lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 tại xã Ái Thượng. Đây là khu vực có nguồn nước sạch, bảo đảm vệ sinh, nguồn thức ăn phong phú nên cá lớn nhanh, phát triển khỏe mạnh và ổn định.

Là một trong những hộ nuôi cá tại vùng ngập nước của lòng hồ thủy điện Bá Thước 2, anh Trương Văn Qúy, thôn Giổi, xã Ái Thượng, chia sẻ: năm 2018, tôi nhận thầu của huyện 14.156m2 mặt nước lòng hồ để nuôi 2 lồng cá. Thời gian đầu triển khai, do chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm nên gia đình gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian tìm hiểu, với số vốn vay mượn của anh em trong gia đình và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bá Thước, tôi đã mạnh dạn tăng số lượng lồng lên 4 và nuôi các loại: cá trắm cỏ giống, cá trắm cỏ thương phẩm, cá rô phi đơn tính... mỗi năm cho thu nhập khoảng 140 triệu đồng từ nuôi cá lồng và đánh bắt, riêng năm 2019 gia đình thu nhập từ nghề nuôi cá lồng khoảng 100 triệu đồng.

Theo anh Qúy, nuôi cá lồng trong hồ không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Mặt hồ thoáng rộng, lưu lượng nước thay đổi liên tục nên cá hầu như không bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp. Tất cả các con giống, anh đều lấy tại các cơ sở uy tín, bảo đảm chất lượng; tuân thủ đúng quy trình nuôi, bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm. Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, không tan trong nước, có hàm lượng đạm từ 20 - 40%; theo dõi tình trạng sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời; thường xuyên làm vệ sinh lồng nuôi để bảo đảm nước lưu thông tốt, cung cấp đủ oxy cho cá, ngăn ngừa bệnh dịch phát sinh; khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che chắn làm giảm lưu lượng của nước qua bè.

Cách nuôi cá lồng trên không riêng gì gia đình anh Qúy áp dụng mà hiện toàn huyện có 523 hộ nuôi với 722 lồng cá. Từ đầu năm 2020 đến nay, sản lượng khai thác và đánh bắt thủy sản trên địa bàn huyện ước đạt 995,5 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 25,5 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, cho biết: Với lợi thế có hơn 40 km sông Mã chảy qua, 2 lòng hồ Thủy điện Bá Thước 1 và Bá Thước 2 nên cấp ủy, chính quyền huyện Bá Thước đã xác định tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm tạo sinh kế mới cho người dân. Theo đó, huyện đã thành lập tổ tư vấn thủy sản, trực tiếp hỗ trợ, tư vấn đến tận các hộ gia đình nuôi cá lồng, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm; vận động, hỗ trợ, định hướng nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã ở ven khu vực lòng hồ thủy điện đẩy mạnh phát triển nghề nuôi thủy sản; có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi nhằm nhân rộng nghề nuôi thủy sản, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Có thể thấy, nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ là một hướng phát triển kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm tại chỗ. Trong thời gian tới, huyện Bá Thước tiếp tục hướng dẫn người dân các xã làm thủ tục đấu thầu, thuê đất ngập nước, vùng lòng hồ thủy điện với hạn thuê từ 5 năm đến 20 năm để người dân yên tâm, đầu tư sản xuất. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho các hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản trên khu vực lòng hồ. Hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản các biện pháp kỹ thuật về cải tạo, xử lý ao nuôi, chăm sóc diện tích đàn thả nuôi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; khuyến cáo người dân quản lý, chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra.

Bài và ảnh: Tiến Đông


Bài và ảnh: Tiến Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]