(Baothanhhoa.vn) - Thuộc huyện miền núi cao Bá Thước, xã Ái Thượng trước đây vốn là địa phương nghèo do sản xuất vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nhiều hộ đồng bào vẫn còn lệ thuộc vào đồi rừng với hoạt động chăn nuôi, trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên những năm gần đây, lãnh đạo địa phương đã nhìn nhận và khơi dậy được tiềm năng vùng đất ven sông Mã và những vườn nhà, đồi rừng màu mỡ để vận động Nhân dân phát triển các mô hình sản xuất. Đồng thời, tranh thủ được các nguồn vốn và dự án hỗ trợ từ cấp trên để phát triển các mô hình sản xuất mới, mở hướng thoát nghèo cho người dân.

Phát triển mô hình sản xuất mới ở xã Ái Thượng

Thuộc huyện miền núi cao Bá Thước, xã Ái Thượng trước đây vốn là địa phương nghèo do sản xuất vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nhiều hộ đồng bào vẫn còn lệ thuộc vào đồi rừng với hoạt động chăn nuôi, trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên những năm gần đây, lãnh đạo địa phương đã nhìn nhận và khơi dậy được tiềm năng vùng đất ven sông Mã và những vườn nhà, đồi rừng màu mỡ để vận động Nhân dân phát triển các mô hình sản xuất. Đồng thời, tranh thủ được các nguồn vốn và dự án hỗ trợ từ cấp trên để phát triển các mô hình sản xuất mới, mở hướng thoát nghèo cho người dân.

Phát triển mô hình sản xuất mới ở xã Ái Thượng

Anh Lê Văn Mạnh ở thôn Vèn, xã Ái Thượng bên vườn cây ăn quả 2 năm tuổi bước đầu khẳng định hiệu quả.

Tại thôn Vèn, vườn cây ăn quả gồm bưởi da xanh, ổi lê của gia đình anh Lê Văn Mạnh đang xanh tươi, phủ bóng mát hai bên sân nhà và ngõ đi. Sau hơn 2 năm được trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, những cây ăn quả đã cho những lứa quả đầu tiên trên khu vườn đồi vốn toàn cây tạp trước kia. Đây chính là mô hình cải tạo vườn đồi để trồng cây ăn quả theo Chương trình Xây dựng nông thôn mới, được triển khai tại địa phương vào năm 2020. Tham gia mô hình, ông chủ trẻ của khu vườn rộng hơn nghìn m2 này được cấp giống cây, phân bón lót, phát kéo cắt tỉa, đường ống và vòi tưới tự động để triển khai. Nhiều hộ khác trong thôn cũng được tập huấn kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng mới.

Những trái bưởi đầu tiên, gia đình đã bán cho các thương lái với giá 25 nghìn đồng/kg. Dưới vườn cây ăn quả, những đàn gà thả bán hoang dã cũng góp phần mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Tại thôn Vèn, nhiều hộ gia đình khác cũng được tham gia mô hình với tổng diện tích bưởi da xanh và ổi lê lên đến 8 ha. Những lứa trái cây bói vừa qua đã có thương lái đưa xe ô tô tải đến tận thôn để thu gom, bước đầu thấy đầu ra cho sản phẩm trái cây ở đây khá ổn.

Ông Nguyễn Đức Lục, Chủ tịch UBND xã Ái Thượng, cho biết: Khoảng từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm, xã đều phát triển ít nhất một mô hình sản xuất mới. Ngoài các mô hình được hỗ trợ từ các Chương trình 30a, 135, xây dựng nông thôn mới, thì địa phương cũng triển khai được một số mô hình riêng. Đến nay, nhiều mô hình trồng trọt đã cho thu nhập, không ít mô hình chăn nuôi được sinh sản nhân rộng do việc lựa chọn vừa với khả năng tiếp cận của các hộ đồng bào dân tộc Thái, Mường, Kinh ở địa phương.

Một mô hình sản xuất khác đang cho thấy tính hiệu quả kinh tế cao được địa phương chủ động gây dựng là nuôi cá lồng trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2. Hiện toàn xã đã phát triển được 310 lồng nuôi cá, với 239 hộ tham gia. Con nuôi ở đây chủ yếu là cá trắm cỏ, nguồn thức ăn rất dồi dào và lợi nhuận đạt cao. Thống kê từ UBND xã Ái Thượng, những năm gần đây, toàn xã thu hoạch trung bình hơn 100 tấn cá thương phẩm mỗi năm, tổng thu nhập hơn 8 tỷ đồng. Sản phẩm cá ở đây được nuôi trong môi trường nước sạch của sông Mã, lại luôn chảy nên chất lượng thịt cá thơm ngon, được các thương lái thu gom thường xuyên đưa đi tiêu thụ tại TP Thanh Hóa và hệ thống nhà hàng trong và ngoài tỉnh.

Năm 2021 vừa qua, xã được hỗ trợ 2 mô hình trồng bưởi Diễn trong vườn nhà cho 62 hộ dân trong xã tham gia. Đây là mô hình được triển khai từ Chương trình 30a và 135 cho các hộ nghèo và cận nghèo ở 3 thôn đặc biệt khó khăn trong xã là Tôm, Mé và Cón. Cũng theo ông Nguyễn Đức Lục, do trình độ canh tác của nhiều hộ dân chưa cao, nên khi có mô hình, xã đều phối hợp với đơn vị cấp cây giống và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để tổ chức tập huấn kỹ thuật đào hố, bón phân, cách trồng, sau đó mới cấp cây giống. Điều này tránh được thực trạng các dự án cứ cấp cây giống kiểu phân bổ, nên nhiều hộ không quan tâm phát triển, hoặc trồng và canh tác sai kỹ thuật. Qua kiểm tra, hiện cây trong các vườn đã phát triển tốt, đang cho thấy sự khả thi về tính hiệu quả.

Kinh nghiệm được Chủ tịch UBND xã rút ra là, xây dựng mô hình sản xuất ở miền núi phải phù hợp với trình độ tiếp cận dần dần của đồng bào. Ví như năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bá Thước có kế hoạch phân bổ hỗ trợ cho xã mô hình trồng dưa vàng trong nhà lưới. Xét thấy yêu cầu kỹ thuật khá cao và hoàn toàn mới ở địa phương, nhiều người dân chưa thể tiếp cận được, rất dễ dẫn đến thất bại làm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nên xã quyết định chưa nhận vào thời điểm này. Tính trong khoảng 10 năm trở lại đây, xã Ái Thượng đã triển khai được 12 mô hình hỗ trợ trồng cây ăn quả, với hàng trăm hộ tham gia, giúp địa phương khơi dậy được tiềm năng quỹ đất. Những mô hình phát triển đàn dê, lợn, gà bản địa cũng đang góp phần xóa đói, giảm nghèo cho cư dân địa phương.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]