(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là địa phương có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, với việc phát triển tự phát khiến nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống.

Phát triển làng nghề bền vững

Thanh Hóa là địa phương có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, với việc phát triển tự phát khiến nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống.

Phát triển làng nghề bền vững

Sản xuất nước mắm tại phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn.

Toàn tỉnh hiện có 36 nghề, với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận đạt các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiều sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu, có thương hiệu trong và ngoài nước, như đồ mộc xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa), đồ đồng xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), cói mỹ nghệ (Nga Sơn), tre nứa ghép (Như Xuân)... Một số làng nghề truyền thống đang hoạt động ổn định và có khả năng phát triển bền vững trong lương lai, có thế mạnh cần duy trì bảo tồn, như các làng trồng hoa cây cảnh Hợp Lý (Triệu Sơn), Quảng Chính (Quảng Xương), làng nghề đan lát Hoằng Thịnh và mộc mỹ nghệ Hoằng Hà (Hoằng Hóa), chế biến hải sản ở phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn)... Bình quân mỗi năm, giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt hàng nghìn tỷ đồng.

Những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề ở nông thôn đã thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo... góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân từ các nhóm ngành nghề trong làng nghề nông thôn từ 2,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên quá trình phát triển làng nghề nông thôn ở tỉnh ta vẫn còn nhiều bất cập, phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều làng nghề chưa thực sự phát triển bền vững, đa số quy mô sản xuất nhỏ, năng lực quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất còn hạn chế. Người sản xuất ở làng nghề khó tiếp cận nguồn vốn và thụ hưởng những chính sách vay ưu đãi để phát triển sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các làng nghề có nhiều chủng loại nhưng chất lượng chưa cao, sản phẩm đạt mức tinh xảo còn ít, chưa mang tính chủ lực mũi nhọn của địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm tại các làng nghề còn bị động, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu qua khâu trung gian. Vai trò của các doanh nghiệp trong đầu tư tìm đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế. Thu nhập thấp và chưa ổn định nên nhiều hộ không còn thiết tha với nghề. Tình trạng bỏ nghề, chuyển nghề đang có chiều hướng gia tăng dẫn đến nhiều làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Chưa có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho việc duy trì và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống do nguồn lực của địa phương còn yếu. Việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho sản xuất của các cơ sở làng nghề còn yếu, thiếu thông tin về thị trường. Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển làng nghề, cán bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực làng nghề, ngành nghề nông thôn còn thiếu và yếu, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về làng nghề chưa chặt chẽ, thiếu quyết liệt.

Để làng nghề phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển làng nghề. Khai thác tiềm năng, nguồn nhân lực của địa phương để làng nghề sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kế thừa kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật tiên tiến để nâng cao sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong làng nghề, tăng cường liên kết và thành lập các HTX chuyên ngành thực hiện vai trò cung ứng vật tư, tiếp thị và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Huy động mọi nguồn lực về vốn, đất đai, khoa học - kỹ thuật để tham gia phát triển làng nghề. Thành lập và phát huy vai trò các tổ chức hội, hiệp hội về nghề và làng nghề trong phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề; xây dựng quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường làng nghề. Đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở làng nghề, tạo điều kiện cho sản phẩm làng nghề tiếp cận với thị trường.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài và ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]