(Baothanhhoa.vn) - Bị chi phối bởi yếu tố địa hình, mật độ dân số, nên việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thương mại ở khu vực miền núi bị hạn chế. Do đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại ở khu vực này đang thiếu và yếu hơn so với những khu vực khác, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thương mại miền núi. Điều này đã và đang ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi nói chung.

Phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Bị chi phối bởi yếu tố địa hình, mật độ dân số, nên việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thương mại ở khu vực miền núi bị hạn chế. Do đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại ở khu vực này đang thiếu và yếu hơn so với những khu vực khác, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thương mại miền núi. Điều này đã và đang ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi nói chung.

Phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Gian hàng của huyện Cẩm Thủy tại Hội chợ thương mại miền Tây Thanh Hóa năm 2022.

Thực tế cho thấy, những năm qua, các huyện thuộc khu vực miền núi đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thương mại, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng và đa dạng các hoạt động thương mại. Đơn cử như huyện Cẩm Thủy, để phát triển hạ tầng thương mại, địa phương đã và đang nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, ưu tiên bố trí quỹ đất đầu tư cho kết cấu hạ tầng thương mại nhằm bảo đảm nhu cầu hiện tại, phù hợp với sự gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động của các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tương lai. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia cùng các doanh nghiệp đầu tư hoặc bảo đảm tín dụng đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Bên cạnh đó, huyện bám sát kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ của tỉnh đã phê duyệt, đồng thời căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, nhất là các vị trí chợ có lợi thế thương mại để kêu gọi nhà đầu tư vào tiếp nhận kinh doanh, khai thác chợ. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, từ đó tạo cơ hội để huyện tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư.

Thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp, huyện Cẩm Thủy đã phát triển được 20 cửa hàng thực phẩm an toàn, khoảng 200 hộ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Do đó, việc mua sắm hàng hóa tại địa phương khá thuận lợi, 13 chợ được đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017. Nhờ đó, việc mua sắm hàng hóa tại địa phương khá thuận lợi; người dân có nhiều sự lựa chọn từ nhiều hình thức kinh doanh hàng hóa, như siêu thị, chợ, cửa hàng tự chọn, cửa hàng bán lẻ. Giá cả hàng hóa ổn định, không có tình trạng khan hiếm hàng, ép giá, kể cả dịp lễ, tết.

Những năm qua, Công ty CP Thương mại miền núi Thanh Hóa không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất tại hệ thống các siêu thị ở 11 huyện miền núi. Hiện công ty đã phát triển được 13 siêu thị ở 11 huyện miền núi của tỉnh, đã và đang cung ứng hàng chục nghìn mặt hàng, với cơ cấu thành 3 ngành hàng chính là dụng cụ gia đình, hóa mỹ phẩm, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Hàng hóa được kinh doanh tại đây chủ yếu là hàng Việt Nam, có rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm. Do đó, doanh thu các cửa hàng tăng trưởng ổn định từ 10 - 20%/năm. Được biết, để dần hình thành thói quen mua sắm tiện ích tại các siêu thị, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục củng cố hệ thống cửa hàng bán lẻ phục vụ Nhân dân theo mô hình kinh doanh siêu thị và quầy hàng tiện ích tại trung tâm các huyện miền núi, tiến tới thực hiện chuỗi hàng hóa siêu thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo ông Nguyễn Vũ Thắng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, cho biết: Những năm qua, vấn đề phát triển thương mại khu vực miền núi luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, phát triển thương mại khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại khu vực miền núi, tháng 10-2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này là tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các địa phương khu vực miền núi, ven biển của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm. Đến năm 2025, xây dựng được 11 mô hình điểm bán hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có chất lượng cao tại 11 huyện miền núi. Để đạt được mục tiêu trên, Sở Công Thương đang phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ của chương trình và các chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng ven biển. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa của các địa phương khu vực miền núi, ven biển của tỉnh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo của Chính phủ, của tỉnh nhằm khuyến khích, thu hút tối đa các nguồn lực xã hội hóa tham gia hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, ven biển. Phát triển các điểm bán hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các địa phương khu vực miền núi, ven biển của tỉnh, gắn với giao lưu, mua bán, trao đổi những sản phẩm hàng hóa giữa các vùng miền trong tỉnh.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]