(Baothanhhoa.vn) - Ngày 16-8-2017, UBND tỉnh có Kế hoạch 135/KH-UBND về xây dựng thí điểm các mô hình an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó có hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn (TPAT). Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tiến tới loại bỏ chợ tạm, chợ cóc. Đồng thời, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của người dân. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực phát triển cửa hàng TPAT tại khu vực nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cửa hàng thực phẩm an toàn khu vực nông thôn

Ngày 16-8-2017, UBND tỉnh có Kế hoạch 135/KH-UBND về xây dựng thí điểm các mô hình an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó có hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn (TPAT). Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tiến tới loại bỏ chợ tạm, chợ cóc. Đồng thời, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của người dân. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực phát triển cửa hàng TPAT tại khu vực nông thôn.

Phát triển cửa hàng thực phẩm an toàn khu vực nông thôn

Cửa hàng thực phẩm an toàn tại thôn Giát, xã Điền Trung (Bá Thước).

Việc khai trương các cửa hàng TPAT trên địa bàn huyện Tĩnh Gia được manh nha thực hiện từ năm 2017. Trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển các cửa hàng TPAT tại các xã, thị trấn của huyện gặp khá nhiều khó khăn. Do huyện có địa hình rộng, dân cư phân bố không tập trung, khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng, phát triển cửa hàng TPAT. Hơn nữa, mức thu nhập hạn chế, nên người dân ham tiêu dùng các mặt hàng nông sản, thực phẩm rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ, nên sức tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại các cửa hàng TPAT còn thấp là rào cản lớn đối với sự phát triển của các cửa hàng này. Vì vậy, thời gian qua, huyện Tĩnh Gia đã khuyến khích, vận động doanh nghiệp, hộ cá thể tập trung thực hiện cửa hàng TPAT ở các địa phương có lợi thế về giao thông, nơi thu hút đông lao động, như: Khu Kinh tế Nghi Sơn, thị trấn Tĩnh Gia, các xã vùng biển Hải Bình, Hải Thanh... Đến nay, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã phát triển được 10 cửa hàng TPAT. Ngoài ra, huyện còn xây dựng được 4 chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn, 5 chuỗi cung ứng TPAT và 63 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về vệ sinh thú y.

Để phát triển cửa hàng TPAT tại các xã, thị trấn trên địa bàn, huyện Nga Sơn đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh TPAT tại các xã, thị trấn, các khu dân cư. Tập trung phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng cho các cửa hàng và thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT. Tổ chức cho các chủ cửa hàng chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ký cam kết bảo đảm ATTP trong quá trình hoạt động. Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, đến nay, huyện Nga Sơn đã xây dựng được 30 cửa hàng TPAT tại các xã, thị trấn, khu dân cư, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 100 cơ sở; xây dựng được 75 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP. Các nông sản, thực phẩm được bán tại các cửa hàng TPAT đều được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, một số sản phẩm được dán tem xác nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng TPAT”. Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng được 36 chuỗi cung ứng TPAT; trong đó, có 8 chuỗi cung ứng gạo an toàn, 10 chuỗi cung ứng rau quả an toàn, 10 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn và 8 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn.

Là huyện miền núi, song hiện trên địa bàn huyện Bá Thước đã phát triển được 12 cửa hàng TPAT. Ông Vũ Đình Hảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bá Thước, cho biết: Kinh nghiệm để phát triển được các cửa hàng TPAT của huyện nằm ở khâu tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân về tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ đối với sức khỏe, từ đó thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản, TPAT, tạo động lực để các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư xây dựng và phát triển các cửa hàng TPAT.

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, nhiều địa phương đã và đang xây dựng và phát triển được hệ thống cửa hàng TPAT tại khu vực nông thôn. Theo tổng hợp của Ban chỉ đạo Quản lý vệ sinh ATTP tỉnh, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 415 cửa hàng TPAT. Hiện, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục xây dựng 98 cửa hàng TPAT tại khu vực nông thôn.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]