(Baothanhhoa.vn) - Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn là mục tiêu hàng đầu theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Do đó, những năm qua, huyện Tĩnh Gia luôn chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển các mô hình sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tĩnh Gia

Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn là mục tiêu hàng đầu theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Do đó, những năm qua, huyện Tĩnh Gia luôn chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển các mô hình sản xuất.

Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Tĩnh Gia

Mô hình nuôi tôm công nghiệp tại xã Hải Châu (Tĩnh Gia) đạt hiệu quả kinh tế cao.

Để phát triển các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, cùng với việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc các mô hình cây trồng, vật nuôi mới, huyện Tĩnh Gia đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất tại 11 xã phía Bắc, bố trí lại vùng sản xuất gắn với việc nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nâng cấp các hồ đập nhỏ. UBND huyện đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, từ đó làm căn cứ để đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra, huyện còn tích cực tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất riêng của huyện, như: Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, chất lượng cao; hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện các mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP...

Nhờ chú trọng, nỗ lực thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp, đồng thời phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, nên trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã hình thành và phát triển được nhiều mô hình, điển hình như: Mô hình sản xuất giống lạc L26 bằng kỹ thuật che phủ thân xác thực vật, thu hút 100 hộ dân tham gia, với quy mô 7 ha. Mô hình sử dụng phân bón Việt Nhật cho cây lạc vụ xuân được thực hiện tại xã Nguyên Bình, có 20 hộ dân tham gia, quy mô 2 ha; mô hình thâm canh lúa lai cải tiến SRI được tổ chức thực hiện tại xã Tân Dân thu hút 160 hộ dân tham gia, với tổng diện tích 19 ha; mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất lúa tại xã Các Sơn, quy mô 20 ha; mô hình sản xuất lúa dược liệu tại xã Định Hải với quy mô 1 ha, đây là đối tượng sản xuất mới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, năng suất 55 tạ/ha, đạt lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình trồng hoa ly, hoa cúc, hoa lay ơn được thực hiện tại 2 xã Ngọc Lĩnh và Hải Lĩnh, quy mô 1,71 ha, đạt lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/sào/vụ. Việc nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đã và đang góp phần giúp huyện Tĩnh Gia nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích trồng trọt. Hiện, 1 ha trồng trọt của huyện Tĩnh Gia bình quân đạt 96 triệu đồng/ha/năm, cao hơn khoảng 30 triệu đồng/ha/năm so với năm 2013.

Với thế mạnh là huyện ven biển, nên Tĩnh Gia không chỉ quan tâm phát triển các mô hình trồng trọt mà còn chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, không ít mô hình nuôi trồng thủy sản mới đã được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện trong những năm gần đây, điển hình như: Mô hình nuôi tôm sú xen canh với cua, cá rô phi tại xã Xuân Lâm, với quy mô 3 ha đạt hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so với những mô hình nuôi thông thường. Mô hình nuôi tôm kết hợp với cá đối nục theo tỷ lệ xen kẽ 1/4 (1 con cá đối nục nuôi xen với 4 con tôm) tại xã Trúc Lâm vừa giảm được thời gian lại vừa giảm chi phí thức ăn cho cá. Bởi thức ăn dư thừa của tôm được tận dụng và ăn thêm nguồn thức ăn tinh giúp cá lớn nhanh, đạt năng suất cao, nhờ đó lợi nhuận đạt hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Hay như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp, với lợi nhuận lên tới hơn 1 tỷ đồng/ha/vụ đã được nhân rộng ra tại nhiều xã, như: Hải Châu, Thanh Thủy, Trúc Lâm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]