(Baothanhhoa.vn) - Sông Yên bắt nguồn từ xã Bình Lương (Như Xuân) chảy qua các huyện: Như Thanh, Nông Cống, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và đổ ra tại cửa Lạch Ghép. Với chiều dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng núi và hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng, tạo thành những vùng đồng bãi trù phú, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế đó, người dân đã đầu tư xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy tiềm năng vùng đất bãi ven sông Yên

Sông Yên bắt nguồn từ xã Bình Lương (Như Xuân) chảy qua các huyện: Như Thanh, Nông Cống, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và đổ ra tại cửa Lạch Ghép. Với chiều dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng núi và hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng, tạo thành những vùng đồng bãi trù phú, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế đó, người dân đã đầu tư xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát huy tiềm năng vùng đất bãi ven sông Yên

Vườn cây ăn quả của gia đình ông Trịnh Văn Toàn, xã Trường Minh (Nông Cống). Ảnh tư liệu của L.T

Chúng tôi đến vùng đất bãi ven sông thuộc thôn Thạch Lãng, xã Trường Minh (Nông Cống). Đây vốn là vùng quanh năm lầy trũng nhưng nhờ sự cần cù, sáng tạo, ông Trịnh Văn Toàn đã từng bước khai hoang, biến khu bãi bồi sông Yên thành vườn cây ăn quả trù phú. Ông Toàn cho biết: Trước đây vùng đất bãi này vốn lầy thụt, từ năm 2012, gia đình đã đầu tư cải tạo khu đất hơn 0,5 ha xung quanh nhà và tìm hiểu kiến thức về trồng cây ăn quả. Từ năm 2014 đến nay, diện tích cây ăn quả của gia đình đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những “quả ngọt” đầu mùa khi tiên phong “khắc chế” vùng đồng lầy đã tạo thêm đông lực để năm 2016, gia đình ông Toàn tiếp tục nhận thầu hơn 3,5 ha đất hoang hóa ở bãi bồi của sông Yên đoạn qua thôn Phúc Đổi, xã Trường Minh, xây dựng thành trang trại trồng cây ăn quả, kết hợp trồng lúa, nuôi cá, gia cầm. Trên vùng đất mới nhận thầu, gia đình ông đã trồng khoảng 1.100 gốc nhãn lồng, 800 gốc bưởi Diễn và bưởi da xanh, 200 gốc mít Thái, 1.000 gốc dừa Hoằng Hóa, dưới tán cây ông còn nuôi gà. Bên cạnh đó, ông còn quy hoạch trang trại thành từng luống có hệ thống rãnh 2 bên để tưới chủ động, tiêu úng nhanh vào mùa mưa lũ và nuôi thả cá.

Được biết, những ngày vừa qua, gia đình ông Toàn vừa thu hoạch nhãn lồng, với tổng sản lượng đạt khoảng 40 tấn. Ước tính doanh thu năm 2021 của gia đình khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng.

Hiệu quả từ việc khai thác đất bãi bồi ven sông ở xã Trường Minh (Nông Cống) chỉ là một trong nhiều ví dụ về việc “đánh thức” tiềm năng vùng đất bãi ven sông Yên của người dân trên địa bàn. Tại hạ lưu thuộc bờ phía Bắc của sông Yên trên địa phận huyện Quảng Xương, những vùng đất bãi đã được khoác lên mình những màu sắc mới. Không còn là những dải đất chua, mặn, chi chít hố bom, người dân ở các xã, như: Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Khê, Quảng Thạch... đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để xây dựng, hình thành những vùng nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Khu đồng Bá Vân, thôn Lộc Tiến, xã Quảng Trung (Quảng Xương), từ lâu đã được người dân phát triển nuôi trồng thủy sản và từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật để trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng của huyện. Trao đổi với anh Đậu Văn Bằng, một chủ đồng nuôi, được biết: Sông Yên đoạn chảy qua xã Quảng Trung với lưu lượng nước lớn, dòng sông đã tạo nên vùng đất bãi rộng lớn, thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, trên những bãi ven sông thuộc địa bàn xã có khoảng 20 hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, gồm: tôm, cua, cá nước lợ..., với năng suất bình quân khoảng 8 - 10 tấn tôm, cua, cá.../ha/năm, lợi nhuận ước tính khoảng 200 đến 250 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, có nhiều hộ đã đầu tư xây dựng hệ thống hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao, có doanh thu hàng tỷ đồng/ha/năm, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Được biết, dòng Sông Yên, với lưu vực hơn 1.900 km2 đã tạo ra những khu đồng trù phú; tuy nhiên, trên những vùng đất này, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ đã trở thành lực cản đối với người dân. Những năm gần đây, UBND các huyện, thị xã mà dòng sông Yên chảy qua đã lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ xây dựng hạ tầng các khu sản xuất và hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện nhận thầu, khoán và tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Từ đó, hàng trăm mô hình phát triển sản xuất, nhiều trang trại tổng hợp đã được hình thành, mang lại thu nhập cho người dân.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]