(Baothanhhoa.vn) - Dù kinh tế Việt Nam tiếp tục được nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá tích cực trong thời gian gần đây, tuy nhiên những dự báo không mấy khả quan về tình hình thế giới và nguy cơ tác động đến nền kinh tế nước nhà trong gian tới, đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi sự chủ động lớn hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Dù kinh tế Việt Nam tiếp tục được nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá tích cực trong thời gian gần đây, tuy nhiên những dự báo không mấy khả quan về tình hình thế giới và nguy cơ tác động đến nền kinh tế nước nhà trong gian tới, đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi sự chủ động lớn hơn.

Nỗ lực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nhằm đáp ứng yêu cầu này, ngày 16-9-2022 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới. Đây được xác định vừa là nhiệm vụ mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu trong những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo yêu cầu của Thủ tướng.

Thủ tướng cũng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trên địa bàn tỉnh, thành phố. Cùng với đó, chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng thể việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn quản lý từ năm 2021 trở lại đây, đảm bảo công bố sát giá thị trường, công bằng, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn bàn tỉnh, thành phố; tăng cường phòng, chống gian lận thương mại; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân...

Tại Thanh Hóa, đời sống người dân được chăm lo, an sinh xã hội được tăng cường; các doanh nghiệp không những được thụ hưởng các cơ chế, chính sách chung còn được hỗ trợ những chính sách đặc thù của tỉnh. Tuy nhiên, những áp lực từ việc tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong phục hồi ở giai đoạn hậu COVID-19... đang đặt ra những yêu cầu cao hơn, cần có giải pháp điều hành quyết liệt và hiệu quả hơn.

Từ yêu cầu này, căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đòi hỏi các ngành chức năng phải bám sát chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tích cực vào cuộc hơn nữa, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để ổn định thị trường... Mỗi ngành, mỗi địa phương trong tỉnh phải xem đây là một mệnh lệnh chính trị hết sức quan trọng trong thời điểm này, để từ đó xác lập quyết tâm đồng hành cùng tỉnh và cả nước chủ động ứng phó hiệu quả với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra cho nền kinh tế.

Thái Minh


Thái Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]