(Baothanhhoa.vn) - Gia đình anh Hà Xuân Doanh, xã Điền Quang (Bá Thước) là một điển hình trong phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Anh Doanh bén duyên với mô hình kinh tế này từ năm 2014 khi gia đình được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những mô hình chăn nuôi hiệu quả ở miền núi

Gia đình anh Hà Xuân Doanh, xã Điền Quang (Bá Thước) là một điển hình trong phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Anh Doanh bén duyên với mô hình kinh tế này từ năm 2014 khi gia đình được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản.

Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng của thanh niên Tặng Văn Xiết, xã Pù Nhi (Mường Lát) cho thu nhập cao.

Nhận thấy nuôi bò sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy, khi bò sinh sản anh đều giữ lại làm giống để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, anh Doanh đã có 10 con bò sinh sản. Lợi nhuận từ việc bán bò, gia đình anh tiếp tục đầu tư trồng thêm cây ăn quả, cây lâm nghiệp; xây dựng trang trại tổng hợp với 3 ao cá, 2,5 ha keo, 2,7 ha luồng, vầu... thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

Đến thăm mô hình kinh tế của thanh niên Tặng Văn Xiết, dân tộc Dao, xã Pù Nhi (Mường Lát) chúng tôi bất ngờ trước những thành quả sau những ngày lao động vất vả, biến những đồi lau lách, những mảnh đất bỏ hoang thành trang trại tổng hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với trồng rừng. Năm 2017, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương bằng những chính sách thiết thực, anh Xiết đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó, anh Xiết còn học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi... Với tính chịu thương, chịu khó cùng cách làm linh hoạt, sáng tạo, đến nay trang trại của anh Xiết đã có gần 20 con trâu, bò, hàng chục con dê, 1 ha ao cá và trên 300 con gia cầm các loại... Mỗi năm anh Xiết thu nhập gần 200 triệu đồng.

Tại huyện Như Xuân, để phát triển hiệu quả các mô hình chăn nuôi, huyện ban hành nghị quyết về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, tập trung nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại, gia trại; có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn, như: Hỗ trợ 25 triệu đồng/trang trại cho những mô hình, trang trại chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 20 con trở lên; hỗ trợ tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh, trồng cỏ làm thức ăn trong chăn nuôi... Đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 48 trang trại chăn nuôi, trong đó có 2 trang trại nuôi lợn quy mô trên 1.000 con, 2 trang trại dê trên 100 con, 1 trang trại chăn nuôi hỗn hợp 50 con dê và trên 10 con trâu, bò, 1 trang trại chăn nuôi gà quy mô 5.000 con và 42 trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô trên 20 con... Điển hình như trang trại của gia đình ông Hoàng Ngọc Năm, ông Lê Giáp Tý cùng ở xã Hóa Quỳ; ông Đỗ Trung Hà, xã Tân Bình; ông Lê Đình Vinh, Đỗ Như Thuần, xã Bình Lương...

Có thể thấy, các huyện miền núi trong tỉnh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình phát triển sản xuất đã được xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, như: Trồng rừng kết hợp với chăn nuôi ở các bản thuộc 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; chăn nuôi gà kết hợp phát triển kinh tế vườn đồi; chăn nuôi trâu, bò thịt kết hợp với trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi... đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân khu vực miền núi xứ Thanh.


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]