(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới huyện Tĩnh Gia đến năm 2020, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng có liên quan; các xã, thị trấn, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn. Giai đoạn 2015-2018, huyện triển khai thực hiện các mô hình, như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, đa số các mô hình sản xuất đều mang lại năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế cao ở huyện Tĩnh Gia

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới huyện Tĩnh Gia đến năm 2020, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng có liên quan; các xã, thị trấn, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn. Giai đoạn 2015-2018, huyện triển khai thực hiện các mô hình, như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, đa số các mô hình sản xuất đều mang lại năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia.

Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế cao ở huyện Tĩnh GiaMô hình trồng ngô ngọt tại xã Ngọc Lĩnh.

Đánh giá kết quả phát triển mô hình cho thấy, các giống lúa lai có năng suất cao, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của các xã trong huyện, chất lượng gạo khá, khả năng chống chịu tốt với các sâu bệnh hại chính, năng suất bình quân mô hình 70 tạ/ha, cá biệt có diện tích đạt 80 tạ/ha, cao hơn các giống hiện trồng 10-20%. Các giống lúa thuần có chất lượng cao, năng suất khá, thời gian sinh trưởng phù hợp đã được nhân dân gieo trồng phổ biến, nâng cao chất lượng gạo và hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất. Mô hình dưa lê Kim Hoàng Hậu được triển khai thực hiện với quy mô 2 ha tại xã Nguyên Bình do HTX rau quả an toàn Anh Dũng thực hiện với 7 hộ tham gia; Nhà nước hỗ trợ giống và một phần phân bón, nilon, thực hiện trong vụ xuân hè. Đây là mô hình mới có kinh phí đầu tư cao, bình quân mỗi ha đầu tư 120 triệu đồng, thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch 75 ngày, tổng thu nhập đạt 340 triệu đồng/ha, lãi bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha và là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các mô hình trồng trọt đối với các cây trồng hàng năm giai đoạn 2015-2018. Mô hình sản xuất giống lạc L26 bằng kỹ thuật che phủ thân xác thực vật với quy mô 7 ha tại xã Triêu Dương, với 100 hộ tham gia. Nhà nước hỗ trợ 110 triệu đồng để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, nhân dân đối ứng các loại vật tư khác để thực hiện. Kết quả giống lạc L26 cho năng suất 38 - 42 tạ/ha, cao hơn các giống lạc hiện đang trồng trên địa bàn 20 đến 25%, giảm chi phí và ô nhiễm môi trường, góp phần cải tạo đất. Đây là mô hình phù hợp với nhiều hộ nông dân trong sản xuất lạc vụ thu đông và đã được nhân rộng diện tích tại các xã Thanh Sơn, Thanh Thủy, Triêu Dương, Hải Nhân... Mô hình “Nuôi tôm sú xen canh cua, cá rô phi” thực hiện tại xã Xuân Lâm với quy mô 3 ha, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước 100 triệu đồng, nhân dân đối ứng 288 triệu, mô hình thả tôm với mật độ 4.000 con giống/ha, cua xanh 1.400 con/ha, cá rô phi 1.400 con/ha. Quá trình nuôi xen ghép cá rô phi và cua xanh đã tận dụng được thức ăn dư thừa của tôm sú, hạn chế dịch bệnh, kết quả tôm ít bị bệnh, giảm lượng thức ăn đầu tư, tăng thu nhập cho các hộ nuôi so với nuôi một loại thủy sản. Mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học” thực hiện tại xã Hải Nhân với 10 hộ tham gia, quy mô 2.000 vịt giống, kinh phí Nhà nước hỗ trợ 103 triệu đồng và nuôi giống vịt Super M. Đây là giống vịt có ưu thế về tăng trọng nhanh, chống chịu tốt với điều kiện chăn thả, khối lượng trưởng thành cao hơn so với các giống vịt bầu thông thường, kết quả chăn nuôi tiêu tốn khoảng 2,5-2,7 kg thức ăn cho 1 kg thịt, sau 2 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 3 kg; trừ chi phí, lãi 50 - 60.000 đồng/con. Mô hình nuôi gà thả vườn trên đệm lót sinh học thực hiện tại xã Phú Sơn với 10 hộ tham gia, Nhà nước hỗ trợ 161 triệu đồng. Qua đánh giá, đây là mô hình có ý nghĩa và cần thiết đối với các hộ chăn nuôi, việc sử dụng đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh, có khả năng nuôi mật độ cao, gà sinh trưởng, phát triển đồng đều, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả lâu dài. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ thực hiện tại hai xã Nguyên Bình và Hải Nhân với quy mô 3,14 ha, Nhà nước hỗ trợ một phần tiền giống, thuốc bảo vệ thực vật... năm đầu tiên; các hộ đối ứng các vật tư cần thiết để thực hiện, như cọc bê tông, phân bón và hệ thống tưới chủ động... Mô hình trồng hoa thực hiện tại hai xã Ngọc Lĩnh và Hải Lĩnh với quy mô 1,71 ha, các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật. Các loại giống hoa cúc được trồng ở mô hình cho thu nhập cao so với các cây trồng khác trong cùng điều kiện vụ đông. Ngoài ra, có thể kể đến mô hình trồng gấc thực hiện tại các xã Tân Trường, Phú Sơn, Triêu Dương với diện tích 28 ha, với 202 hộ tham gia (Tân Trường 10 ha, 18 hộ; Phú Sơn 9 ha, 58 hộ; Triêu Dương 9 ha, 126 hộ); mô hình trồng khoai tây giống Marabel của Đức và liên kết thực hiện tại 4 xã Hải Nhân, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải An với 423 hộ tham gia, diện tích 26,7 ha; mô hình trồng ngô ngọt liên kết thực hiện năm 2018 tại các xã Hải Lĩnh, Ngọc Lĩnh, Tân Dân, Các Sơn với quy mô 30 ha, đây là mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp trên cơ sở thành công của mô hình vụ xuân năm 2018 tại xã Hải Lĩnh, dự kiến hiệu quả kinh tế thu được cao hơn trồng ngô chăn nuôi từ 1,5-2 lần; mô hình nuôi bò sinh sản thực hiện tại 4 xã Định Hải, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, với 62 hộ tham gia; mô hình rau an toàn thực hiện tại 3 xã Bình Minh, Ngọc Lĩnh và Nguyên Bình...

Đồng chí Hồ Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết: Căn cứ kết quả đạt được của mô hình phát triển sản xuất, huyện đang chỉ đạo các xã rà soát lại kế hoạch sản xuất nông nghiệp, đánh giá sát điều kiện kinh tế, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu để lựa chọn các đối tượng sản xuất phù hợp. Tiếp tục theo dõi, đánh giá các mô hình sản xuất có nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ, khuyến cáo nhân rộng các mô hình hiệu quả kinh tế, dễ áp dụng trên diện rộng. Khuyến khích các hộ tích tụ đất đai thông qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, thuê, mượn có thời hạn diện tích các hộ không sản xuất để đầu tư sản xuất nông sản hàng hóa. Thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nông dân có đầy đủ thông tin và kỹ thuật liên quan đến đối tượng sản xuất từ gieo trồng đến tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, chú trọng áp dụng cơ giới hóa, trồng xen, tưới tiết kiệm, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả.

Các phòng, ban cũng được giao nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với các xã, thị trấn, tham mưu cho UBND huyện về xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế... Đồng thời, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân trong việc thực hiện các mô hình; phòng chống các loại dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, cung ứng các vật tư cần thiết để thực hiện các mô hình hiệu quả. Tiếp tục thành lập các HTX, các tổ hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]