(Baothanhhoa.vn) - Hoạt động thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ, đây cũng là xu thế phát triển của thương mại hiện đại. Mặc dù các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử nhưng việc bán được hàng trên các kênh này cũng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân các sản phẩm khó tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tử

Hoạt động thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ, đây cũng là xu thế phát triển của thương mại hiện đại. Mặc dù các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử nhưng việc bán được hàng trên các kênh này cũng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân các sản phẩm khó tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tửSản phẩm miến dong của HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc (Như Thanh) thường xuyên cập nhật trên các sàn giao dịch điện tử.

Chỉ cần gõ vào tìm kiếm cụm từ “Thanh Hóa” trên các trang thương mại điện tử Lazada, Sendo, Shopee, Tiki, Alibaba... cho kết quả hàng nghìn sản phẩm của tỉnh được bày bán trên này, như: nem chua, các loại mắm Ba Làng, nước tương Thọ Xuân, miến dong, kẹo lạc... Là đơn vị sản xuất sản phẩm miến dong, HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc ở huyện Như Thanh tiên phong trong việc đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Hiện tại đơn vị này đã có sản phẩm miến dong được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đang bày bán trên các sàn này, thế nhưng việc bán hàng đang gặp khó khăn. Ông Phạm Công Bảo, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc, cho biết: Để quảng bá thương hiệu, HTX tích cực đưa sản phẩm lên các trang mạng điện tử. Tuy nhiên, sản phẩm đăng tải trên các sàn thương mại điện tử từ lâu, nhưng hiệu quả bán hàng qua kênh này đạt được còn hạn chế. Qua thống kê, mỗi năm HTX tiếp cận khách hàng trên các sàn giao dịch điện tử rất ít, một số trang mạng không có tương tác. Vì vậy, sản phẩm của HTX chủ yếu phân phối qua các đại lý truyền thống, người bán lẻ và chào bán qua các hội chợ thương mại...

Qua tìm hiểu, phần lớn các sàn thương mại điện tử của tỉnh và cả nước đều miễn phí việc đăng bán hàng, sau khi trừ chi phí vận chuyển, các sàn này chỉ thu phần trăm trên mỗi đơn hàng giao dịch thành công. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh do thiếu tương tác, cùng với việc gặp phải sự cạnh tranh của các mặt hàng cùng loại trong cùng chuyên mục nên các sản phẩm gần như chỉ được đăng lên chứ không có đơn nào được chọn. Vào trang http://thuongmaidientuthanhhoa.vn và trang http://www.nongsanantoanthanhhoa.vn có hàng nghìn sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh được đăng tải và nhiều người biết đến. Thế nhưng, nhiều sản phẩm không có người tương tác, vì thế mà hiệu quả bán hàng không cao, các doanh nghiệp, HTX, trang trại lại phải trở lại với phương thức bán hàng truyền thống và phụ thuộc vào các thương lái. Các sản phẩm đăng tải phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, quảng bá sản phẩm, việc trao đổi mua bán trực tiếp còn hạn chế. Theo tìm hiểu được biết, dù đã đăng bán lên các sàn thương mại điện tử nhưng một số sản phẩm nông sản, như dưa vàng, dứa gai, khoai tây... đến mùa thu hoạch vẫn phải chờ vào thương lái đem ra chợ bán. Lý do mà các cơ sở sản xuất đưa ra là không có người phụ trách, thường xuyên tương tác khi khách hàng cần tư vấn về các sản phẩm và đặt mua qua các sàn thương mại điện tử. Một nguyên nhân nữa là các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa mạnh dạn đầu tư vốn, nhân lực để xây dựng các chiến dịch marketing, quảng cáo trên các sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội. Trong thực tế, muốn bán tốt trên các sàn thương mại điện tử lớn thì phải có đội ngũ tương tác, khi có khách hàng xem, đặt hàng phải trả lời và chốt đơn ngay. Ngoài ra, các doanh nghiệp, đại lý phải đầu tư chạy quảng cáo trên các ứng dụng mạng xã hội khác để sản phẩm được lên top của các sàn giao dịch điện tử mới được nhiều người biết đến. Một khó khăn nữa là các cơ sở kinh doanh, chế biến nông sản theo quy mô hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế cả về quy mô sản xuất và kinh nghiệm quản trị hiện đại như kỹ năng marketing, nhất là marketing online, nên cách đăng thông tin giới thiệu sản phẩm chưa gây được ấn tượng với khách hàng; lúng túng trong cách tư vấn, chốt đơn hàng. Để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, làng nghề, hộ sản xuất, kinh doanh từng bước chuyển đổi số, tiếp cận hình thức kinh doanh hiện đại, đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, UBND tỉnh đã ban hành đề án phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm, 80% website thương mại điện tử của doanh nghiệp có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến, 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]