(Baothanhhoa.vn) - Cây quýt rừng tự nhiên trên núi cao thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với tên gọi là cây quýt hôi được người dân bản địa gìn giữ và khai thác.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Cây quýt rừng tự nhiên trên núi cao thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với tên gọi là cây quýt hôi được người dân bản địa gìn giữ và khai thác.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Quýt hôi là loài cây bản địa, có nguồn gốc ở vùng núi cao của huyện Bá Thước. Quýt hôi được biết đến là một vị thuốc quý và gia vị tạo hương thơm đặc biệt cho một số món ăn. Tuy là loài cây dễ tính, nhưng do trong một thời gian dài bị lãng quên, ít được chăm sóc, đất đai bị thoái hóa, bạc màu, chất lượng giống thấp nên loại cây này bị thu hẹp dần diện tích.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Những năm gần đây, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, cây quýt hôi bản địa đã được huyện Bá Thước quan tâm phục tráng. Với việc tuyên truyền, hỗ trợ bà con nông dân chú trọng chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ, cây quýt hôi trên địa bàn đang dần được hồi phục và mang lại giá trị kinh tế ổn định.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Anh Ngân Văn Chàng, người dân tộc Mường tại bản Phả Ban, xã Thành Sơn (Bá Thước) cho biết: Quả quýt to bằng chén trà loại nhỏ, khi chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc. Quýt hôi có vị ngọt thanh, thơm mát đặc trưng.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Ngoài ra, vỏ quýt còn được dùng để trị bệnh ho, lá quýt thì được dùng cho một số món ăn, nhất là món kho của người dân miền núi huyện Bá Thước. Đến mùa quả, quýt hôi được bán với giá từ 30.000-60.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Chị Ngân Thị Phiều, sinh năm 1985 người dân bản Phả Ban, xã Thành Sơn (Bá Thước) chia sẻ: Vụ quýt vừa rồi tại các đồi của gia đình cho thu hoạch trong khoảng 2 tháng, thu nhập khoảng 50 triệu đồng.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Đa số các hộ gia đình ở xã Thành Sơn (Bá Thước) đều có những gốc quýt hôi mọc tự nhiên trên đồi nhà mình. Những năm gần đây cứ đến vụ quýt là thương lái thường tìm đến để thu mua, có những người còn muốn đặt tiền trước.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Loài quýt bản địa ở bản Phả Ban (Thành Sơn, Bá Thước) phát triển dưới tán lá của cây khác sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, cho quả đẹp và ngon.

Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi

Được biết, cây quýt hôi trên địa bàn huyện Bá Thước được trồng tập trung chủ yếu tại 3 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn. Ngoài ra, cây quýt hôi được trồng ở các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm cũng đang sinh trưởng tốt.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi
    Đến với Kho Mường

    Bản Kho Mường nằm trong thung lũng thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước). Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, kỳ vĩ với những cánh rừng nguyên sinh, những nếp nhà sàn cùng đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, luôn gợi cảm giác cho du khách về một vùng đất bình yên, trong lành và thơ mộng.

  • Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi
    Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười

    Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

  • Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi
    Bảo tồn và phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc bản địa

    Với hệ sinh thái đa dạng tỉnh ta có nhiều loại cây trồng có nguồn gốc bản địa; trong đó, có nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật còn hạn chế nên một số loại cây đang có nguy cơ suy thoái, mai một...

  • Người Mường ở Phả Ban thu nhập ổn định từ cây quýt hôi
    Huyện Bá Thước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi lợi thế

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]