(Baothanhhoa.vn) - Vào một ngày nắng đẹp tháng mười, chúng tôi theo chân cán bộ tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đến thăm gia đình chị Tống Thị Thu, ở phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn. Nhìn nụ cười tỏa rạng trên môi, mấy ai biết được, chị Thu đã phải nỗ lực để có được công việc và cuộc sống ổn định như ngày hôm nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị lực của phụ nữ vùng biển được vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Vào một ngày nắng đẹp tháng mười, chúng tôi theo chân cán bộ tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đến thăm gia đình chị Tống Thị Thu, ở phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn. Nhìn nụ cười tỏa rạng trên môi, mấy ai biết được, chị Thu đã phải nỗ lực để có được công việc và cuộc sống ổn định như ngày hôm nay.

Nghị lực của phụ nữ vùng biển được vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Nhờ vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa, chị Thu đã phát triển nghề làm mắm truyền thống.

Gia đình chị Thu có 7 nhân khẩu, trong đó có 5 người con đang tuổi ăn học. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển, nên chị chỉ biết bám lấy biển mà sinh sống. Nghề chính của gia đình chị là làm mắm truyền thống (nước mắm, mắm tôm, mắm chua). Hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, lúc đầu chị sản xuất được 30 tấn mắm các loại. Chị thuê thêm 2 lao động không thường xuyên làm việc phụ. Gia đình lúc đó kinh tế còn khó khăn, nhà đông con, phương tiện đi lại chỉ có 2 chiếc xe máy cũ, đồ dùng trong nhà còn sơ sài.

Ước mong của chị là sản xuất được nhiều loại mắm với quy mô lớn, nhưng vay vốn gặp nhiều khó khăn. Như “nắng hạn gặp mưa rào”, được hội phụ nữ phường giới thiệu vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, chị mừng lắm. Năm 2016, lần đầu tiên cầm trên tay số tiền được vay vốn, chị rưng rưng xúc động. Với vốn vay 20 triệu đồng kinh doanh thời hạn 12 tháng, chị đầu tư mua nguyên liệu đầu vào để muối mắm truyền thống. “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, sau khi vay vốn, chị đã biết cách sinh lời, lợi nhuận mang về cho chị khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Làm ăn thuận lợi, lại để ra được ít vốn, chị tiếp tục tham gia vay vốn chu kỳ lần 2. Lần này, chị quyết định mở rộng sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận cũng tăng hơn trước. Có thêm của để dành, chị xây lại gian bếp nối với khu nhà đang ở, sân trước lát gạch và lắp tôn mái hiên lấy nơi chứa bể mắm, đóng mắm thành phẩm.

Chị Thu tâm sự: “Lúc đầu vay vốn tôi cũng có tâm lý chung như các chị em khác là lo lắng không biết phần đầu tư thêm có sinh lời hay không, có đủ khả năng trả nợ hay không. Sau khi vay 2 chu kỳ, tôi nhận thấy cách vay trả của TCVM Thanh Hóa rất phù hợp với thu nhập của gia đình tôi. Thủ tục hồ sơ đơn giản, nhận vốn và hoàn vốn gần ngay tại nhà văn hóa thôn, các cán bộ tín dụng thì nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, nên đến nay tôi đã vay được 5 chu kỳ rồi”.

Hiện tại kinh tế gia đình chị Thu đã khá giả hơn trước, lợi nhuận hàng tháng hơn 20 triệu đồng. Hai người con lớn của chị nay đã lập gia đình và tách ra ở riêng, một người đang đi làm, còn hai người con nữa đang học đại học và THPT. Để mở rộng sản xuất, chị đã cải tạo vườn cây phía sau làm sân phơi mắm. Hiện tại cơ sở sản xuất của chị ngoài 3 lao động chính là hai vợ chồng và người con út, chị thuê thêm 2 lao động thường xuyên và 3 lao động thời vụ để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời mua thêm 2 phương tiện đi lại (xe máy) và mua sắm các vật dụng, đồ dùng trong gia đình đầy đủ tiện nghi cho việc sinh hoạt. Trữ lượng mắm của gia đình hiện nay đã lên đến gần 80 tấn mắm các loại. Các sản phẩm mắm đã xuất đi tiêu thụ ở các tỉnh ngoài như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Định, Đồng Nai, Bình Dương và trong tỉnh. Cuối năm nay hoặc sang đầu năm sau chị sẽ đăng ký thương hiệu mắm Nam Thu để duy trì và phát triển nghề truyền thống tại địa phương.

Cũng như chị Thu, chị Mai Thị Đạt, ở xóm 8, xã Nga Tân (Nga Sơn) là khách hàng vay vốn của TCVM Thanh Hóa. Chị Đạt cho hay: “Trước khi vay vốn, hai vợ chồng tôi làm công nhân công ty may được gần chục năm, với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, với chừng ấy thu nhập của cả hai vợ chồng cộng lại cũng chỉ đủ trang trải chi tiêu trong gia đình. Các con của chúng tôi thì ngày một lớn lên, cần chi phí cho việc học hành. Với lại, quê tôi cũng có lợi thế là nghề nuôi trồng thủy sản, nghề cói, nên vợ chồng tôi quyết tâm chuyển sang nghề nuôi trồng thủy sản và trồng cói”.

Được hội phụ nữ xã giới thiệu, chị Đạt đã vay vốn TCVM Thanh Hóa để đầu tư cải tạo đồng cói, cải tạo ao đầm, mua giống nuôi trồng thủy sản. Lúc đầu chị vay 20 triệu đồng, đến nay chị đã vay 2 lần và đã trả gần hết cả gốc lẫn lãi. Hiện tại, trong ao của gia đình chị có tôm thẻ, tôm sú và cua. Đến kỳ thu hoạch, mỗi tháng chị thu được 3 - 4 tạ sản phẩm các loại, tương đương với thu nhập khoảng 60 triệu đồng. Thu nhập tăng lên, cuộc sống của gia đình chị cũng tốt hơn trước, con cái được chăm lo học hành đầy đủ, chị dự định sẽ vay vốn tiếp để không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Mong muốn của chị Thu, chị Đạt cũng là mong muốn của những người phụ nữ nghèo nói chung và phụ nữ vùng biển nói riêng. Trong những năm qua, TCVM Thanh Hóa luôn là tổ chức đồng hành cùng phụ nữ nghèo nhằm hỗ trợ họ đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tính đến cuối tháng 9-2021, nguồn vốn vay cho khách hàng vùng biển của TCVM Thanh Hóa đạt 165 tỷ đồng với 9.500 khách hàng, trong đó có 91% khách hàng là phụ nữ. Tham gia vay vốn tại TCVM Thanh Hóa, rất nhiều phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trong đó có phụ nữ vùng biển. Từ nguồn vốn vay, họ không chỉ được nâng cao nhận thức, năng lực, từ đó cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, mà còn tạo thêm việc làm cho các chị em khác. Qua đó, từng bước giúp nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]