(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng diễn ra thuận lợi, đạt mức tăng trưởng khá. Các ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là trong khu vực dân cư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành ngân hàng tập trung các giải pháp xử lý nợ xấu

Từ đầu năm đến nay, hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng diễn ra thuận lợi, đạt mức tăng trưởng khá. Các ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là trong khu vực dân cư.

Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Ngoại thương – Phòng Giao dịch Cao Thắng (TP Thanh Hóa).

Đến ngày 12-11-2018, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng toàn tỉnh đạt gần 84.000 tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm. Tăng trưởng huy động vốn đã tạo điều kiện cho các ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tổng dư nợ đạt gần 100.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân chung của cả nước.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động tín dụng và tình hình kinh tế địa phương, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã tích cực thực hiện các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Vốn tín dụng được tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh; cơ cấu cho vay tiếp tục dịch chuyển phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, nông thôn. Hiện ngành ngân hàng Thanh Hóa đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa đã chỉ đạo các TCTD củng cố, chấn chỉnh hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tập trung xử lý, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tính đến ngày 30-10-2018, nợ quá hạn của các TCTD trên địa bàn tỉnh là 2.245 tỷ đồng, chiếm 2,28%/tổng dư nợ; trong đó, tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 0,7%/tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh. Căn cứ thực trạng nợ xấu, các TCTD đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong việc kiềm chế và xử lý nợ xấu được hơn 400 tỷ đồng. Một số ngân hàng thực hiện xử lý nợ xấu đạt kết quả cao, như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Thanh Hóa; Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thanh Hóa...

Ngoài ra, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa còn chủ động tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân nhằm chấn chỉnh và minh bạch hoạt động của các đơn vị này. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều sai phạm trong hoạt động của các TCTD. 10 tháng năm 2018, thanh tra Chi nhánh NHNN Thanh Hóa đã tiến hành hơn 40 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất, kiểm tra hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng, kiểm tra hoạt động các máy ATM. Qua thanh tra, kiểm tra, thanh tra Chi nhánh NHNN Thanh Hóa đã đưa ra hơn 406 kiến nghị, yêu cầu các đơn vị khắc phục tồn tại, sai phạm với tổng số tiền phạt 275 triệu đồng. Đồng thời, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa cũng tập trung giám sát việc chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Để thực hiện cơ cấu lại TCTD, xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nhất, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa đang chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xây dựng phương án cơ cấu lại quỹ gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2018 - 2020. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD trên địa bàn xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai. Chủ động triển khai các giải pháp, như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ xấu; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và tăng cường xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên địa bàn để bảo đảm mở rộng tín dụng phù hợp với khả năng nguồn vốn của TCTD. Triển khai kịp thời các quy định của NHNN về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các lĩnh vực được ưu tiên về vốn và lãi suất để các doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn. Theo dõi sát thị trường tài chính tiền tệ trên địa bàn để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các TCTD trên địa bàn. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các TCTD cố tình che giấu nợ xấu, không thực hiện nghiêm túc các giải pháp xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các chỉ đạo của NHNN trong quá trình xử lý nợ xấu, đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật...

Với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa đã góp phần đưa hoạt động của các TCTD trên địa bàn ngày càng minh bạch, ổn định, tạo điều kiện để giữ ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá được duy trì.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]