(Baothanhhoa.vn) - Thông tin dự báo thị trường được xem là yếu tố quan trọng giúp các đơn vị, doanh nghiệp, người sản xuất định hướng, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, hạn chế tình trạng cung - cầu không hợp lý. Đồng thời cũng giúp cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, nhất là quản lý giá. Vì vậy, những năm gần đây các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương luôn chú trọng việc nâng cao năng lực dự báo thị trường tiêu thụ nông sản.

Nâng cao năng lực dự báo thị trường tiêu thụ nông sản

Thông tin dự báo thị trường được xem là yếu tố quan trọng giúp các đơn vị, doanh nghiệp, người sản xuất định hướng, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, hạn chế tình trạng cung - cầu không hợp lý. Đồng thời cũng giúp cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, nhất là quản lý giá. Vì vậy, những năm gần đây các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương luôn chú trọng việc nâng cao năng lực dự báo thị trường tiêu thụ nông sản.

Nâng cao năng lực dự báo thị trường tiêu thụ nông sảnKhách hàng chọn mua nông sản tại Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa.

Cứ liệu đầu tiên các đơn vị đưa ra làm cơ sở để xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh là nhu cầu tiêu thụ nông sản. Theo tổng hợp từ Sở Công Thương, lượng tiêu thụ các loại nông sản trên địa bàn tỉnh mỗi năm đạt khoảng 791.628 tấn gạo; 125.340 tấn thịt các loại; 68.604 tấn cá, tôm các loại; 420.000 tấn rau các loại và gần 660 triệu quả trứng. Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng phương án sản xuất và tiêu thụ phù hợp cho các nông sản.

Ngoài việc bám sát vào nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Đơn cử như từ đầu năm 2022, ngành nông nghiệp dự báo tiêu thụ nông sản, nhất là xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của bất ổn chính trị. Ngoài ra, vấn đề tiêu thụ nông sản còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như: năng lực dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh khó khăn do thời hạn bảo quản, sử dụng của nông sản ngắn; hệ thống kho lạnh, công nghệ bảo quản còn yếu nên các doanh nghiệp không mua dự trữ nhiều. Ngành nông nghiệp cũng đưa ra dự báo, hiện nay nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chế biến nội địa có xu hướng tăng. Trên cơ sở đó, ngành đã định hướng cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh gieo trồng các loại cây trồng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu tại một số thị trường truyền thống, như: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa như: khoai tây chế biến, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, hành tỏi, các loại hoa. Ưu tiên các đối tượng con nuôi có sức tiêu thụ nội địa lớn, như: lợn, gà lông màu, bò...

Nâng cao năng lực dự báo thị trường tiêu thụ nông sảnNgười tiêu dùng chọn mua bơ sáp tại BigC Thanh Hóa.

Có thể nói, việc dự báo nói trên đã và đang giúp các đơn vị, doanh nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh có phương án sản xuất phù hợp. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận công tác thông tin dự báo thị trường thời gian qua cho thấy: Tuy các đơn vị đã đánh giá được các yếu tố tác động và đưa ra được các dự báo, song hầu hết các đơn vị trên địa bàn mới dừng ở công việc thống kê, so sánh giá các mặt hàng giữa các tháng. Việc đánh giá thông tin thị trường còn mang tính hình thức, thông tin tình hình giá cả một số mặt hàng còn chưa sát thực tế, thiếu thông tin cụ thể về những thông tin, như: mặt hàng đó thị trường có cần không, cần bao nhiêu, thời điểm nào cần, tiêu chuẩn thế nào trước khi tổ chức sản xuất?... Vì vậy, vẫn còn xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Cũng do thiếu thông tin thị trường nên hiện nay nhiều hộ dân vẫn đang đi ngược quy trình sản xuất chuẩn. Bởi, thay vì tìm hiểu thông tin thị trường rồi mới đầu tư sản xuất, thì các hộ nông dân lại đua nhau sản xuất, thậm chí phá vỡ quy hoạch khi thấy một loại nông sản nào đó được giá. Sản phẩm làm ra với sản lượng quá lớn nhưng khâu tiêu thụ chỉ chờ thương lái thu mua dẫn đến bị ép giá.

Để nâng cao chất lượng dự báo thị trường, thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tăng cường phối hợp đa chiều liên ngành với các doanh nghiệp, các địa phương trong tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, cung cấp thông tin thị trường về mặt hàng nông sản. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng các bản tin thị trường theo hướng bám sát tình hình thực tế, tăng cường tính dự báo, phân tích và định hướng sản xuất, tiêu dùng. Tư vấn, hướng dẫn người sản xuất kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường, cung cấp các địa chỉ nguồn cung thông tin có chất lượng để người sản xuất, nhất là nông dân, tìm hiểu, tham khảo trước khi quyết định đầu tư. Hỗ trợ người dân đa dạng hóa thị trường, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một thị trường dẫn đến bị thao túng gây ách tắc đầu ra. Bên cạnh đó, người dân cũng cần tuân thủ việc sản xuất theo đúng định hướng của đơn vị chuyên môn. Thay vì nuôi, trồng tự phát theo phong trào, chạy theo sản lượng, nông dân cũng cần sản xuất theo quy hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]