(Baothanhhoa.vn) - Hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hệ lụy đến hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở khía cạnh khác, sự hạn chế tiếp xúc do dịch bệnh đã trực tiếp thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đạt được bước phát triển mới. Hiện nay, giao dịch qua TMĐT đã trở thành phương thức giao dịch phổ biến, được cả doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng chủ động khai thác.

Mở rộng ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hệ lụy đến hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở khía cạnh khác, sự hạn chế tiếp xúc do dịch bệnh đã trực tiếp thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đạt được bước phát triển mới. Hiện nay, giao dịch qua TMĐT đã trở thành phương thức giao dịch phổ biến, được cả doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng chủ động khai thác.

Mở rộng ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và mua hàng online trên các trang thương mại điện tử.

Theo Sở Công Thương, hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh đã sử dụng Internet, thư điện tử... trong giao dịch với khách hàng. Trong đó, có hơn 200 DN đăng ký website thực hiện các dịch vụ TMĐT; có 35% DN tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet. Cùng với đưa sản phẩm của mình quảng bá, tiêu thụ trên các sàn TMĐT, nhiều DN đã lập website có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến thay cho email truyền thống hỗ trợ bán hàng; sử dụng ứng dụng tem điện tử và ứng dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Một số DN có bộ phận maketing, sale thông thạo ngoại ngữ đã bắt đầu tìm hiểu, xây dựng các kênh quảng bá sản phẩm trên các trang TMĐT quốc tế để mở rộng cơ hội tìm kiếm, kết nối với đối tác nước ngoài.

Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, Khu Công nghiệp Hoàng Long, TP Thanh Hóa tham gia hoạt động trên thị trường xuất khẩu nông sản được 5 năm. Vào thời kỳ DN đang bắt đầu phát triển ổn định thì dịch COVID-19 xảy ra trong hơn 2 năm vừa qua đã tác động nhiều đến hoạt động gặp gỡ, giao dịch của đơn vị với đối tác. Trước tình hình đó, công ty đã thành lập một bộ phận truyền thông phụ trách sản xuất các video, hình ảnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các kênh mạng xã hội. Đồng thời, đầu tư quảng cáo trên các trang TMĐT uy tín như Alibaba, Amazon... Nhờ chủ động khai thác các tiện ích của TMĐT phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của DN, trong 2 năm qua, doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn tăng trưởng đều 20% so với các năm trước. Đặc biệt trong năm 2022 này, công ty đã có đủ đơn hàng sản xuất cho cả năm với tăng trưởng gấp 1,5 lần năm 2021.

Hiện nay, TMĐT trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước đi vào cuộc sống và mang lại những lợi ích thiết thực. Đặc biệt hiện nay hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng Internet được đầu tư đồng bộ, cùng với nhiều giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các DN chủ động ứng dụng công nghệ số, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến để quản lý, cung ứng sản phẩm một cách dễ dàng qua không gian mạng.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương cho biết: Tuy đã đạt được những phát triển bước đầu, nhưng hiện nay, do DN trên địa bàn tỉnh đa số là DN nhỏ và vừa, việc ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng TMĐT vào kinh doanh vẫn chưa đạt kỳ vọng; hoạt động thanh toán trực tuyến chưa phát triển; nhiều DN đã xây dựng website nhưng vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu DN, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh, giá mua, giá bán; các hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT, ứng dụng di động còn thấp...

Để thúc đẩy TMĐT phát triển theo đúng định hướng, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% DN có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm của DN. 80% website TMĐT của DN có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% DN nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT. Nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng, công tác quản lý, về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt... cũng được đề xuất nhằm đưa TMĐT trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]