(Baothanhhoa.vn) - Định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển hơn 3.000 ha sản xuất rau an toàn (RAT) tập trung; 2.000 ha ớt, dưa chuột, ngô ngọt xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh, ngành chức năng và các địa phương đã và đang thực hiện nhiều chính sách và giải pháp thiết thực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn Nhiều chính sách và giải pháp thiết thực

Định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển hơn 3.000 ha sản xuất rau an toàn (RAT) tập trung; 2.000 ha ớt, dưa chuột, ngô ngọt xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh, ngành chức năng và các địa phương đã và đang thực hiện nhiều chính sách và giải pháp thiết thực.

Trồng rau an toàn trong nhà lưới tại xã Tam Lư (Quan Sơn).

Để mở rộng diện tích sản xuất RAT, những năm qua, tỉnh đã thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện việc phát triển RAT và xây dựng đề án phát triển RAT đến năm 2025. Cùng với việc có kế hoạch bố trí quỹ đất sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh RAT. Tập trung đầu tư có trọng điểm các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất RAT, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm để nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã và đang tập trung thực hiện việc cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm RAT ở những địa phương có đủ điều kiện; tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo quy chuẩn kỹ thuật.

Để phát triển diện tích sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2015, tỉnh ta đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất RAT tập trung. Theo đó, đối với diện tích sản xuất RAT tập trung, chuyên canh, có quy mô từ 3 ha tập trung trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển hoặc 2 ha tập trung trở lên đối với vùng miền núi, bảo đảm các điều kiện theo quy định sẽ được hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý nước thải của vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm RAT để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGap, với mức hỗ trợ 170 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển; 200 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi; hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGap cho RAT, với mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, hàng năm tỉnh còn hỗ trợ kinh phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem, với mức hỗ trợ 16 triệu đồng/ha/năm đối với vùng đồng bằng, ven biển; 18 triệu đồng/ha/năm đối với vùng miền núi.

Thực hiện chủ trương, định hướng về mở rộng diện tích sản xuất RAT của tỉnh, những năm gần đây, các địa phương đã xây dựng mục tiêu cụ thể và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng diện tích trồng RAT. Tại huyện Như Thanh, mục tiêu đến năm 2020 là chuyển đổi 600 ha chuyên canh rau quả sang áp dụng trồng theo quy trình thực hành nông nghiệp VietGap và các quy trình sản xuất an toàn khác. Huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương, bố trí vùng sản xuất RAT theo hướng tập trung. Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ giai đoạn 2017-2020 để mở rộng diện tích trồng RAT trên địa bàn, như hỗ trợ 50 triệu đồng cho 1 ha RAT tập trung chuyên canh, hỗ trợ 1 năm lãi suất đối với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất rau, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao. Tính đến vụ đông 2018, trên địa bàn huyện Như Thanh đã có hơn 100 ha sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGap.

Là huyện có lợi thế có tuyến Quốc lộ 1A chạy qua, liền kề với TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, nên huyện Quảng Xương quan tâm mở rộng diện tích sản xuất RAT, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm an toàn cho các nhà hàng, khách sạn, người dân trên địa bàn và khu vực các thành phố. Cùng với việc chỉ đạo chính quyền các xã tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện sản xuất chuyên canh theo hướng an toàn, huyện Quảng Xương đã xây dựng vùng và ban hành chính sách hỗ trợ để mở rộng diện tích sản xuất RAT. Sau hơn 3 năm thực hiện mục tiêu, giải pháp mở rộng diện tích sản xuất RAT, đến nay, huyện Quảng Xương đã hình thành được vùng sản xuất RAT tập trung theo quy trình VietGap tại xã Quảng Lưu, với diện tích 9 ha; vùng sản xuất rau tập trung theo hướng an toàn tại xã Quảng Yên, với diện tích 18,2 ha và mô hình sản xuất rau trong nhà lưới tại 2 xã Quảng Lưu, Quảng Hợp, với diện tích hơn 5.500 m2.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất RAT đối với việc nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nên các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất RAT. Nhờ đó, diện tích sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng. Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 1.700 ha trồng rau được sản xuất theo hướng an toàn, tăng gấp 9,1 lần so với 5 năm về trước. Hiện, toàn tỉnh có 485,3 ha RAT tập trung được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trong đó, có 400,4 ha được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]