(Baothanhhoa.vn) - Là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều vùng nông thôn của Thanh Hóa. Một hướng đi phù hợp trong bối cảnh ngày càng có nhiều rủi ro cho nông sản do thiên tai, dịch bệnh cũng như những thay đổi trong xu hướng và chính sách tiêu dùng, đang là vấn đề đặt ra cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở lối đi mới cho nông sản

Là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều vùng nông thôn của Thanh Hóa. Một hướng đi phù hợp trong bối cảnh ngày càng có nhiều rủi ro cho nông sản do thiên tai, dịch bệnh cũng như những thay đổi trong xu hướng và chính sách tiêu dùng, đang là vấn đề đặt ra cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.

Mở lối đi mới cho nông sản

Chỉ nghiêm túc chấp hành “luật chơi” thì chúng ta mới có đủ tư cách và “độ bền” để tham gia lâu dài, giảm dần lệ thuộc và chờ đợi vào may mắn từ thị trường.

Có thực tế là, dù đã có những doanh nghiệp chế biến nông sản liên kết cùng nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhưng lại chưa có nhiều nông dân hào hứng. Nói đúng hơn là đang thiếu đi một sự hợp tác nghiêm túc mang tính quy chuẩn. Dù ký hợp đồng với doanh nghiệp, nhưng đâu đó vẫn có nông hộ chưa chấp hành nghiêm hoặc thể hiện sự “khôn lỏi” trong quá trình nuôi, trồng hòng có lợi riêng.

Một vấn đề nữa được chỉ ra cho nông sản Việt nói chung, nông sản trong tỉnh nói riêng thời gian qua là vẫn còn tình trạng nuôi, trồng theo xu hướng đám đông một cách cực đoan dẫn đến có những thời điểm nông sản ế ẩm buộc phải ồ ạt xuất thô sang những thị trường “dễ tính” như Trung Quốc hay phải kêu gọi giải cứu.

Ở các quốc gia nông nghiệp phát triển, chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến sâu luôn được quan tâm thu hút đầu tư sớm song song với việc đầu tư mở rộng diện tích và tăng sản lượng, nhưng chúng ta thì lại chưa theo kịp điều đó.

Bởi những lẽ ấy, thời gian qua dù đã có rất nhiều cây, con được đưa vào nuôi, trồng, nhưng nông dân vẫn bị động, được mùa thì mất giá và ngược lại.

Trong nông nghiệp đã qua rồi thời chạy theo năng suất và cách làm ngẫu hứng. Cơ giới hóa, công nghệ, giống, các phương pháp sản xuất tiên tiến chỉ giải quyết phần sản lượng, nhưng không giải quyết được thị trường tiêu thụ cho nông dân.

Với nhiều loại cây, con, vấn đề năng suất và sản lượng gần như đã được nông dân tối đa hóa hết mức có thể. Thế nhưng vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì ngày càng khó khăn hơn do phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trong xuất khẩu.

Yêu cầu đặt ra là phải đi vào chiều sâu chất lượng nông sản với những nguyên tắc khắt khe. Đi cùng với đó là thái độ ứng xử thật sự nghiêm túc, có trách nhiệm.

Vấn đề càng trở nên cấp thiết sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) vừa được nghị viện châu Âu phê chuẩn. Động thái này giúp nông sản Việt giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc vốn nhiều rủi ro, bất ổn, tạo ra đòn bẩy cho nông nghiệp và nhiều khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, cơ hội mở ra cũng song hành với thách thức. Từ yêu cầu này đòi hỏi nông dân phải có ý thức hơn trong liên kết với doanh nghiệp có uy tín để sản xuất một cách an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP mới có thể xuất được vào thị trường khó tính này. Và để sớm hiện thực điều đó, ngoài ý thức tự thân của nông dân cần phải có sự tác động bài bản, đủ liều lượng của cơ chế quản lý cũng như các quy định của pháp luật.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]