(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, vụ đông dần trở thành vụ sản xuất chính trong năm của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhằm giúp nông sản có đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây trồng, các địa phương khuyến khích doanh nghiệp, HTX đứng ra liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuy nhiên, các hợp đồng liên kết trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết sản xuất cây trồng vụ đông vẫn còn nhiều khó khăn

Những năm gần đây, vụ đông dần trở thành vụ sản xuất chính trong năm của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhằm giúp nông sản có đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây trồng, các địa phương khuyến khích doanh nghiệp, HTX đứng ra liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuy nhiên, các hợp đồng liên kết trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng...

Liên kết sản xuất cây trồng vụ đông vẫn còn nhiều khó khăn

Diện tích ớt được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm tại xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

Vụ đông 2019-2020, toàn tỉnh có khoảng 6.000 ha diện tích được liên kết sản xuất, bao tiêu các sản phẩm, như: Cây ớt 2.500 ha, khoai tây 1.000 ha, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi 1.400 ha, ngô ngọt 770 ha...; tập trung tại các huyện Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Nga Sơn,... Sản xuất vụ đông thu hút nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, như: Viện Sinh học nông nghiệp Việt Nam, Công ty CP Rau quả Thanh Hóa, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Có thể nói, việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây trồng vụ đông đã phần nào giúp người dân yên tâm về đầu ra, từng bước thay đổi tập quán trong sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng và diện tích được liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển cây vụ đông của tỉnh; bộc lộ những bất cập, thiếu tính bền vững...

Từ năm 2008 đến nay, HTX nông nghiệp Liên Lộc, xã Liên Lộc (Hậu Lộc) đứng ra làm cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu các sản phẩm, như: Khoai tây, ngô ngọt,... Nhờ đó, người dân không còn lo tình trạng “được mùa mất giá”, hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 - 2 lần trở lên so với canh tác, tiêu thụ truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Ông Đỗ Hữu Hưng, Giám đốc HTX nông nghiệp Liên Lộc, cho biết: “Do sự hỗ trợ kỹ thuật của doanh nghiệp còn hạn chế, thanh toán tiền thu mua nông sản chậm hơn so với hợp đồng đã ký kết nên ảnh hưởng đến hoạt động của HTX và khiến người dân không còn mặn mà khi tham gia vào liên kết sản xuất. Bên cạnh đó, người dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, chưa đúng với yêu cầu của doanh nghiệp; chạy theo lợi ích trước mắt mà bỏ qua các nguyên tắc trong hợp đồng”.

Có thể nói, đây cũng là vấn đề tồn tại chung trong nhiều mô hình liên kết sản xuất cây trồng vụ đông trong những năm qua. Thực tế cho thấy trong liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân, HTX vẫn còn lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm, chưa tạo được sự tin tưởng của các bên với nhau. Đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cho biết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động liên kết còn khó khăn đó chính là ý thức của người dân trực tiếp tham gia sản xuất. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, nông dân chưa chặt chẽ, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau nên xảy ra tình trạng khi giá cả hợp đồng thấp hơn giá thị trường người dân thường bán nông sản ra ngoài. Theo một số doanh nghiệp, khi tham gia vào chuỗi liên kết, họ muốn có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ; tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích thỏa đáng của người sản xuất, như: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, ứng trước vật tư nông nghiệp và thực hiện thanh toán tiền thu mua nông sản theo đúng hợp đồng đã ký kết... Chính sự thiếu ổn định trong khâu tiêu thụ và các hợp đồng liên kết nên nhiều người dân không còn “mặn mà” với việc tham gia vào liên kết sản xuất. Ngoài ra, định hướng về sản phẩm cây trồng vụ đông ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, người dân thiếu thông tin về thị trường, sản xuất theo kiểu phong trào, nên khi cung vượt quá cầu dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ, bị thương lái ép giá. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông phục vụ cho phát triển vùng sản xuất...

Trước những khó khăn trong liên kết sản xuất cây trồng vụ đông; thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả và trách nhiệm khi tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, không để xảy ra tình trạng phá vỡ hợp đồng sản xuất, bảo đảm cung ứng đủ sản lượng và chất lượng như đã ký kết. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến tiêu thụ; xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cần tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp và người nông dân về tập huấn ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ứng trước vật tư nông nghiệp và thực hiện thanh toán tiền theo đúng hợp đồng đã ký kết, nhất là xây dựng chiến lược từ sản xuất đến kinh doanh, bảo đảm thị trường tiêu thụ ổn định.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]