(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 778 HTX nông nghiệp, với tổng số hơn 71.000 thành viên. Từ khi thực hiện Luật HTX năm 2012, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã thực hiện sớm các bước hoàn thiện, cải tổ cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động. Nhiều HTX đã nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu thị trường, gia tăng các khâu dịch vụ liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp (DN) hình thành các chuỗi sản xuất bền vững.

Liên kết hợp tác xã để hình thành các chuỗi sản xuất

Toàn tỉnh hiện có 778 HTX nông nghiệp, với tổng số hơn 71.000 thành viên. Từ khi thực hiện Luật HTX năm 2012, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã thực hiện sớm các bước hoàn thiện, cải tổ cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động. Nhiều HTX đã nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu thị trường, gia tăng các khâu dịch vụ liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp (DN) hình thành các chuỗi sản xuất bền vững.

Liên kết hợp tác xã để hình thành các chuỗi sản xuất

Sản phẩm dưa baby của HTX dịch vụ nông nghiệp và cơ giới hóa Đông Tiến (Đông Sơn) tiêu thụ ổn định khi liên kết với doanh nghiệp và các siêu thị bao tiêu sản phẩm.

Xã Phú Lộc (Hậu Lộc) có hơn 400 ha đất nông nghiệp, trong đó có gần 300 ha sản xuất cây trồng hàng hóa. Làm tốt vai trò “bà đỡ” cho gần 1.000 thành viên, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc đã phát triển lên đến 9 khâu dịch vụ kinh doanh, trong đó có những dịch vụ rất hiệu quả, như: cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm... Đến nay, HTX đã có mối liên kết sản xuất nông sản với 7 DN để chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật; liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản cho thành viên, hộ nông dân trên địa bàn.

Mỗi năm, HTX nông nghiệp Phú Lộc cung ứng từ 170 - 200 tấn vật tư nông nghiệp cho các thành viên, với số tiền từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, có khoảng 4.000 tấn nông sản của xã viên nông dân được tiêu thụ qua hợp đồng. Riêng trong vụ đông, nhiều diện tích cây trồng của bà con nông dân xã Phú Lộc đạt giá trị thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha, điển hình là các cây rau màu có thế mạnh, như: cải bó xôi, dưa bao tử, ngô ngọt, khoai tây, ớt, đậu tương... Nhờ không ngừng phát triển thêm các dịch vụ liên kết, hiệu quả hoạt động của HTX không ngừng tăng qua các năm. Năm 2021, doanh thu bình quân của HTX là 18 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt 230 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động của các hộ thành viên với thu nhập trung bình đạt 3,5 triệu đồng/người/năm.

Nhờ tích cực đổi mới cách làm, nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm, HTX Thành Công xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc) cũng không ngừng gia tăng được quy mô liên kết. Hiện nay, HTX có 9 thành viên cùng hợp tác và hàng trăm hộ gia đình kết nối trong chuỗi liên kết. Ngoài thành công với các mô hình trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP, phát triển chăn nuôi, HTX Thành Công đã xây dựng thành công 1 sản phẩm OCOP 3 sao là miến dong Hương Ngọc. Ông Lê Quang Lịch, giám đốc HTX Thành Công, chia sẻ: Để hình thành kênh tiêu thụ nông sản bền vững, HTX đã kêu gọi bà con hợp tác hình thành vùng nguyên liệu; đầu tư mua máy móc, xây dựng nhà xưởng, với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng. Tất cả các quy trình sản xuất miến dong từ chọn nguồn nguyên liệu đến khâu chế biến đều thực hiện khép kín. Bên cạnh đó, HTX chú trọng cải tiến mẫu mã, bao bì, tem nhãn, quảng bá sản phẩm; đồng thời kết nối với các DN hình thành chuỗi bao tiêu sản phẩm. Năm 2021, HTX đã xuất bán được gần 7 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 600 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh có 475 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả và có tham gia liên kết theo hướng chuỗi giá trị, chiếm 66,6% tổng HTX nông nghiệp toàn tỉnh. Doanh thu bình quân của các HTX nông nghiệp toàn tỉnh đã tăng lên 1,5 tỷ đồng/HTX/năm. HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò chủ lực trong hỗ trợ, dẫn dắt phát triển kinh tế hộ, thu hút các DN đầu tư kinh doanh phát triển nông nghiệp...

Trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong thời gian tới, việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng. Trong đó, để HTX có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa HTX với thành viên, HTX với HTX, HTX với DN và các thành phần kinh tế khác theo mô hình chuỗi giá trị, nhằm cung cấp vốn, vật tư, máy móc, công nghệ, kỹ thuật cho đầu vào và bao tiêu sản phẩm của HTX; tạo ra sức mạnh tổng hợp và nâng cao khả năng ứng phó với các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

Do đó, Liên minh HTX tỉnh đề nghị: Trong thời gian tới, các địa phương cần quan tâm, phát triển đa dạng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chú trọng phát triển các HTX thực hiện tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra, phục vụ nhu cầu của các hộ thành viên; ưu tiên phát triển các HTX ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất sản phẩm nông nghiệp, công nghệ cao; hỗ trợ các HTX ứng dụng chuyển đổi số và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các HTX có quy mô lớn, gắn với vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản... Từ đó, sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới, giúp các HTX bứt phá, phát triển ngang tầm với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]