(Baothanhhoa.vn) - Sau 2 năm nuôi, mỗi hạt ngọc loại trung bình có giá bán từ 200.000 đến 500.000 đồng, loại đẹp sẽ được tiêu thụ với giá lên tới 1 triệu đồng/hạt. Chính từ hiệu quả kinh tế vượt trội nói trên đã thôi thúc anh Vũ Xuân Cường phối hợp với Khoa Nông lâm ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức triển khai thực hiện mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ vọng từ mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc

Sau 2 năm nuôi, mỗi hạt ngọc loại trung bình có giá bán từ 200.000 đến 500.000 đồng, loại đẹp sẽ được tiêu thụ với giá lên tới 1 triệu đồng/hạt. Chính từ hiệu quả kinh tế vượt trội nói trên đã thôi thúc anh Vũ Xuân Cường phối hợp với Khoa Nông lâm ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức triển khai thực hiện mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

Kỳ vọng từ mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc

Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc của gia đình anh Vũ Xuân Cường, thôn Hợp Gia, xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc bắt đầu được triển khai thực hiện trên diện tích ao nuôi của gia đình anh Vũ Xuân Cường, thôn Hợp Gia, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) từ tháng 5-2018, với quy mô hơn 7.000 con. Sau 1 năm rưỡi đưa vào thả nuôi, qua kết quả kiểm tra định kỳ cho thấy, tỷ lệ sống, phát triển của số lượng trai đưa vào thả nuôi đạt tới 90%, ngọc tăng kích thước đều, chất lượng tốt, tỷ lệ ngọc loại 1 đạt tới 30%. Kết quả này không những mở ra kỳ vọng về cơ hội “đổi đời” cho gia đình anh Cường, mà còn mở ra một hướng mới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Chia sẻ về quá trình và phương thức thực hiện mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, anh Cường cho biết: Trước khi tiến hành đưa vào thả nuôi, anh và các giảng viên, sinh viên của Khoa Nông lâm ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện khảo sát phân tích nguồn nước, khí hậu, trên cơ sở đó đánh giá sự phù hợp của môi trường, điều kiện đối với đối tượng trai nuôi lấy ngọc thông qua việc nuôi thử một số lượng trai nhất định. Sau khi khẳng định được sự phù hợp, anh mạnh dạn đầu tư cải tạo ao nuôi, làm giàn phao và nhập giống đưa vào thả nuôi 8.000 con, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 550 triệu đồng. Đúng như nhận định ban đầu, sau khi đưa vào thả nuôi, tỷ lệ hao hụt chỉ khoảng 10%, nên số lượng sinh trưởng, phát triển tốt trong ao còn tới hơn 7.000 con. Trong quá trình nuôi, định kỳ 4 tháng tiến hành mổ trai 1 lần để kiểm tra kích thước và chất lượng của ngọc. Qua kết quả của các lần kiểm tra định kỳ cho thấy, sau khi cấy nhân ngọc có kích thước 6 và 8 li, sau thời gian nuôi 1,5 năm, kích thước bình quân của các nhân ngọc đều tăng khoảng 2 li, có khoảng 1/3 số lượng ngọc đạt loại 1, kích thước đạt 10 li, có hình dạng tròn đều, bề mặt nhẵn mịn, màu sắc sáng bóng. Kết quả khảo sát nói trên bước đầu đã giúp anh Cường và nhóm cộng sự dự kiến được hiệu quả kinh tế mà mô hình sẽ mang lại sau khi thu hoạch. Qua hoạch toán cho thấy, thời gian nuôi trai nước ngọt lấy ngọc sẽ được kéo dài đủ 2 năm, sau khi thu hoạch dự kiến doanh thu từ ngọc sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, lãi đạt khoảng 500 đến 700 triệu đồng. Ngoài ra, vỏ trai sẽ được bán để làm nguyên liệu chế tác các đồ khảm trai mỹ nghệ, ruột trai là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng sẽ được bán vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, mang lại cho người nuôi một nguồn thu không nhỏ.

Không chỉ cho thấy tiềm năng kinh tế vượt trội, ưu điểm của mô hình nuôi trai lấy ngọc này còn được thể hiện ở chỗ, do trai được nuôi trên các giàn phao lưới, nên tận dụng được diện tích mặt trên của nước, còn lại diện tích ao nuôi vẫn được sử dụng để nuôi cá bình thường, nên dù thời gian nuôi trai có kéo dài 2 đến 3 năm, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và thu nhập thường xuyên của người nuôi. Ngoài ra, nuôi trai kết hợp với nuôi cá còn giúp cho hộ nuôi không phải tiêu tốn thức ăn cho con trai vì đã có nguồn thức ăn sẵn có từ phân cá thải ra. Do đó, quá trình nuôi trai không phải mất bất kỳ chi phí nào để mua thức ăn. Hơn nữa, giống trai vỏ đen có cánh được sử dụng để nuôi lấy ngọc trai có đặc tính không di chuyển mà chỉ nằm yên một chỗ nên không hề vẩn đục, ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cá; đồng thời, hầu như không bị bệnh, nên người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình thực hiện nuôi kết hợp, nhằm lấy ngắn nuôi dài, bảo đảm nguồn thu nhập của gia đình.

Bài và ảnh: H.T


Bài Và Ảnh: H.T

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]