(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ con giống và được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sinh sản ở bản Pa và Cha Lung, xã Tam Thanh (Quan Sơn), 20 thành viên là hội viên, phụ nữ nghèo, khó khăn nơi đây đã có cơ hội thoát nghèo. Được hỗ trợ vay vốn không lãi mua bò giống sinh sản (các hộ thêm vốn đối ứng), đến nay 20 hộ đều đã có bê con và trả dần vốn vay qua từng năm để góp lại mua con giống mới trao cho hộ khác và cam kết nuôi bò sinh sản thêm 3 con bê trở lên mới được bán hoặc chuyển giao. Năm 2020, THT đã thu hồi vốn được 2 đợt và tiếp tục cho 14 hộ khác vay để mua con giống. Với cách làm này, THT đã có 34 thành viên với tổng đàn là 76 con bò.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế tập thể - hướng phát triển phù hợp, bền vững

Năm 2018, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ con giống và được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sinh sản ở bản Pa và Cha Lung, xã Tam Thanh (Quan Sơn), 20 thành viên là hội viên, phụ nữ nghèo, khó khăn nơi đây đã có cơ hội thoát nghèo. Được hỗ trợ vay vốn không lãi mua bò giống sinh sản (các hộ thêm vốn đối ứng), đến nay 20 hộ đều đã có bê con và trả dần vốn vay qua từng năm để góp lại mua con giống mới trao cho hộ khác và cam kết nuôi bò sinh sản thêm 3 con bê trở lên mới được bán hoặc chuyển giao. Năm 2020, THT đã thu hồi vốn được 2 đợt và tiếp tục cho 14 hộ khác vay để mua con giống. Với cách làm này, THT đã có 34 thành viên với tổng đàn là 76 con bò.

Kinh tế tập thể - hướng phát triển phù hợp, bền vững

Hội LHPN tỉnh tổ chức học tập kinh nghiệm tại HTX sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn).

Chị Hà Thị Soạn, bản Cha Lung, phấn khởi: “Được hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăm sóc... các hộ tham gia mô hình đều liên kết, chia sẻ với nhau để chăn nuôi bò của THT đạt hiệu quả. Riêng gia đình tôi từ 1 con bò mẹ đã sinh thêm được 2 bê con, gia đình đã thoát nghèo”.

Từ thành công của mô hình, tháng 7-2020 Hội LHPN huyện chỉ đạo Hội LHPN xã Tam Thanh thực hiện tiếp mô hình THT chăn nuôi bò sinh sản do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho 42 hội viên thuộc hộ nghèo tại 6 bản (Pa, Cha Lung, Phe, Na Ấu, Bôn, Kham) 42 con, trị giá 360 triệu đồng. Cũng với hình thức liên kết, hỗ trợ sản xuất như trên, đến nay, 2 THT phát triển lên 76 thành viên với số lượng nhân đàn 114 con.

Chị Mai Thị Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: “Từ hiệu quả của các mô hình THT chăn nuôi bò sinh sản rất phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, Hội LHPN huyện Quan Sơn tiếp tục chỉ đạo nhân rộng 2 THT chăn nuôi bò bản Pa và Cha Lung phát triển thành HTX chăn nuôi bò sinh sản do tổ chức hội quản lý. Hiện nay, Hội LHPN huyện có THT chăn nuôi bò xã Na Mèo, xã Mường Mìn do Hội LHPN tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ đang sinh sản, phát triển tốt. Các mô hình trên đã giúp hội viên phát huy được tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ hỗ trợ nhau, tạo sự lan tỏa trong phong trào phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo trong toàn huyện”.

Dẫu mới thành lập năm 2020, nhưng HTX sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn) phát triển cả về số lượng thành viên và sản lượng bán sản phẩm ra thị trường. Trung bình mỗi ngày HTX chế biến khoảng 6 tấn gạo, làm ra các sản phẩm như miến, bánh đa, bánh đa nem... Khi tham gia HTX, 49 thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư máy móc, chú trọng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Có hộ đạt thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, như: hộ chị Nguyễn Thị Phường, Trần Thị Hải... Sự phát triển của HTX đã góp phần vào thực hiện tiêu chí thu nhập, xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã.

Nắm bắt được nhu cầu của hội viên và xu hướng phát triển của thị trường, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế tập thể (KTTT) do phụ nữ làm chủ, nhằm khắc phục phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tạo việc làm tại chỗ, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần giảm nghèo và xây dựng NTM. Tổ chức hội các cấp đã khảo sát nhu cầu của các hộ để vận động, tư vấn, hỗ trợ các hộ tham gia; hướng dẫn viết các đề xuất dự án, đề tài khoa học để xây dựng các mô hình từ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh; phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn các mô hình hoàn thành thủ tục pháp lý; cấp ủy, chính quyền địa phương cam kết tạo điều kiện cho mô hình hoạt động; bồi dưỡng, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, giúp hội viên áp dụng vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của mô hình; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Từ năm 2015 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, hỗ trợ thành lập 319 mô hình KTTT (trong đó có 80 HTX, 82 THT và 157 tổ liên kết), trong đó từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng Hội LHPN tỉnh vẫn tiếp tục chỉ đạo, thành lập thêm 6 THT chăn nuôi, trồng trọt. Các mô hình KTTT được thực hiện trong toàn tỉnh, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất của hội viên, phụ nữ.

Qua trao đổi với một số lãnh đạo hội LHPN các đơn vị có mô hình KTTT, chúng tôi được biết: Các mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ bước đầu đã khắc phục được phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh cao; không những giúp hội viên, phụ nữ tự tin hòa nhập cộng đồng mà còn tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập một cách bền vững cho hội viên phụ nữ thông qua việc hỗ trợ tiếp cận và tham gia các loại hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.

Để hỗ trợ hội viên phát triển mô hình KTTT thực sự bền vững, Hội LHPN tỉnh đã kết hợp với thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 4-11-2013 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” và Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” để tranh thủ các nguồn vận động hỗ trợ hội viên vùng miền núi xây dựng mô hình sản xuất, trong đó có các mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ đang tạo việc làm cho hơn 1.000 hội viên, phụ nữ. Các mô hình đang duy trì và phát triển, có khả năng nhân rộng, tiêu biểu, như: HTX chăn nuôi vịt Sơn Hà, huyện Quan Sơn; HTX dịch vụ và sản xuất miến dong Thuận Tâm, xã Cẩm Liên, THT nuôi gà, xã Lương Thành (Cẩm Thủy); THT chăn nuôi bò cái sinh sản tại xã Mường Chanh (Mường Lát)... Tại các huyện đồng bằng, Hội LHPN tỉnh tranh thủ lồng ghép vào các chương trình, dự án, đề án... để hỗ trợ và đã có nhiều mô hình phát triển có sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, tiến tới xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm OCOP, như: HTX trồng và chế biến cây dược liệu xã Đông Hoàng (Đông Sơn); HTX rau an toàn thị trấn Thiệu Hóa...

Với những cách làm trong phát triển KTTT do phụ nữ làm chủ, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã đóng góp thiết thực vào thành tựu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn tiếp cận đa chiều còn 3,27%, đồng thời thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM về: nhà ở, thu nhập, hộ nghèo và hình thức tổ chức sản xuất.

Bài và ảnh: L.H


Bài và ảnh: L.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]