(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 9 tháng xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), toàn tỉnh vẫn tiêu thụ được hơn 1,019 triệu con lợn và duy trì được tổng đàn chăn nuôi lợn khoảng 1 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh DTLCP vẫn diễn biến phức tạp, trong khi đó, giá thịt lợn hơi đang liên tục tăng, nên nhiều hộ chăn nuôi dù chưa đủ điều kiện về vệ sinh và an toàn dịch bệnh nhưng vẫn nôn nóng tái đàn làm tăng nguy cơ bùng phát nhanh các loại bệnh dịch nói chung và bệnh DTLCP nói riêng. Điều này khiến người chăn nuôi có thể phải chịu rủi ro lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiểm soát chặt tái đàn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Sau gần 9 tháng xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), toàn tỉnh vẫn tiêu thụ được hơn 1,019 triệu con lợn và duy trì được tổng đàn chăn nuôi lợn khoảng 1 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh DTLCP vẫn diễn biến phức tạp, trong khi đó, giá thịt lợn hơi đang liên tục tăng, nên nhiều hộ chăn nuôi dù chưa đủ điều kiện về vệ sinh và an toàn dịch bệnh nhưng vẫn nôn nóng tái đàn làm tăng nguy cơ bùng phát nhanh các loại bệnh dịch nói chung và bệnh DTLCP nói riêng. Điều này khiến người chăn nuôi có thể phải chịu rủi ro lớn.

Kiểm soát chặt tái đàn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Hộ chăn nuôi lợn xã Cát Vân (Như Xuân) tái đàn sau bệnh DTLCP.

Để kiểm soát việc tái đàn lợn trong thời điểm bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày 4-11-2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn để phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Ngay khi Chỉ thị 16 được ban hành, các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã và đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung trong chỉ thị.

Tại huyện Nông Cống, bệnh DTLCP diễn ra trong nhiều tháng đã làm cho 1/3 đàn lợn của toàn huyện bị buộc phải tiêu hủy. Nhiều chủ trang trại và các hộ chăn nuôi lợn do lo lắng đã ngừng chăn nuôi lợn và chuyển sang đối tượng con nuôi khác. Tuy nhiên, thời điểm này, giá lợn hơi liên tục tăng, nhiều hộ chăn nuôi đang có dự định sẽ quay trở lại chăn nuôi lợn. Vì vậy, để bảo đảm an toàn dịch bệnh, nhất là phòng, chống bệnh DTLCP, huyện đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn theo Chỉ thị số 16. Theo đó, UBND huyện đang chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là công tác tái đàn lợn; kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với các hộ chăn nuôi không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi lợn, trường hợp tái đàn phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch UBND cấp xã. Kể từ ngày 10-11-2019, các cơ sở chăn nuôi tái đàn chưa được chủ tịch UBND cấp xã đồng ý mà xảy ra bệnh DTLCP thì không được hỗ trợ thiệt hại từ nguồn ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung chỉ đạo chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại đủ điều kiện về chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ huyện Nông Cống mà hầu hết các huyện, thị xã, thành phố cũng đang tập trung thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn theo Chỉ thị số 16. Cùng với các cấp chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cấp tỉnh đang tập trung phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về tính chất nguy hiểm, tác hại nghiêm trọng của bệnh DTLCP; cũng như hiệu quả của chăn nuôi an toàn sinh học, việc thực hiện tái đàn có điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm quy định, điều kiện về tái đàn lợn; các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học để phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Thành lập các tổ công tác để tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tái đàn và chăn nuôi an toàn sinh học tại các địa phương. Cùng với đó, tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, thiếu tích cực, buông lỏng trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]