(Baothanhhoa.vn) - Xác định giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng cây trồng, do đó những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nhằm tạo ra bộ giống đa dạng áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống cây trồng

Xác định giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng cây trồng, do đó những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nhằm tạo ra bộ giống đa dạng áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống cây trồng

Khu sản xuất cây giống của Công ty TNHH Anh Thôi, xã Xuân Sinh (Thọ Xuân).

Để tạo điều kiện kích cầu các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 và Nghị quyết số 191/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh. Theo đó, mức hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới gồm 700 triệu đồng/1 giống lúa lai F1, 500 triệu đồng/giống lúa thuần chất lượng, 500 triệu đồng/giống ngô và 300 triệu đồng/giống mía. Chính sách đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất được 9 giống cây trồng mới phục vụ sản xuất. Qua đánh giá, những giống cây trồng mới đều có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giống lúa sau khi được công nhận và thương mại hóa trong sản xuất đã đáp ứng được 40% nhu cầu sản xuất đại trà, giúp nông dân giảm áp lực về giá thành, tìm kiếm giống chất lượng để sản xuất. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đối tượng tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp; chưa thu hút nhiều HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, các chương trình, đề tài nghiên cứu, chọn tạo giống vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm cây lương thực truyền thống như lúa, ngô, mía, mà chưa chú trọng phát triển được những giống cây trồng mới theo tín hiệu của thị trường.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất giống cây trồng, như: Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung bộ, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam, Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ TH, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Quốc tế ADI, Công ty TNHH Việt Thành... Tuy nhiên, việc nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng ngắn ngày, sinh trưởng nhanh. Về việc đa dạng hóa các đối tượng giống cây trồng, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, theo Quyết định 95/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về thủ tục công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới khá phức tạp nên nhiều đơn vị chưa đủ tiềm lực, sự hấp dẫn để đầu tư, nghiên cứu và chọn tạo giống mới. Đơn cử như: Việc khảo nghiệm giống cây ăn quả thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Muốn đánh giá sự phù hợp, phải thêm vài năm nữa để nghiên cứu, triển khai quy mô, đưa ra phương án sản xuất tối ưu, tiếp đó phải chờ thêm 2 - 3 năm mới được cấp bằng sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu. Nên ít có đơn vị, tổ chức đủ tiềm lực để đầu tư, theo đuổi những dự án phát triển chọn tạo nguồn giống cây trồng mới.

Là doanh nghiệp điển hình về nghiên cứu, tuyển chọn các loại giống cây trồng mới, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, với trung tâm nhân nuôi cấy mô diện tích 5.000m2. Hằng năm, trung tâm đã nhân cấy khoảng 5 triệu cây giống mía năng suất, chất lượng cao; hơn 5 triệu giống cây ăn quả, cây dược liệu... Đồng thời, tại các khu thực nghiệm, trung tâm đã du nhập gần 300 loại giống mía, du nhập và bảo tồn gần 250 loại giống cam quý bản địa và thế giới. Từ việc nghiên cứu, chọn tạo và nhân cấy, trung tâm đã cung cấp cho thị trường những giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt.

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của một số loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng một số vùng miền của tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành thu thập 49 giống cây ăn quả các loại đưa về trồng, đánh giá. Qua quá trình trồng thử nghiệm, trung tâm đã tuyển chọn được 3 giống bưởi: Diễn, Diễn tôm xanh, Diễn tôm vàng; chọn 1 giống cam Vinh, 1 giống táo Đào Vàng, ổi Đài Loan, ổi Tứ Qúy và ổi trắng số 5 đưa vào trồng thử nghiệm, nghiên cứu tìm ra công thức để làm bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, từ đó làm căn cứ chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân. Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, khuyến cáo của đơn vị, nhiều địa phương cũng đã định hướng, xây dựng được vùng trồng cây ăn quả tập trung, chuyên canh. Điển hình như vùng trồng cam Vinh, bưởi Diễn tại xã Xuân Thành (Thọ Xuân); vùng trồng cam, bưởi tại huyện Như Xuân; vùng trồng ổi tại huyện Thạch Thành...

Thực tế cho thấy, việc chủ động nghiên cứu, sản xuất nguồn giống còn nhiều hạn chế nên hầu hết các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đều liên kết chọn tạo và phát triển nguồn giống cây trồng. Để tạo động lực, hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, chọn tạo giống cây trồng, ngày 28-5-2020 Thủ tướng Chính phú đã có Quyết định 703/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030. Đây chính là cơ sở để tỉnh Thanh Hóa xây dựng hệ thống, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chọn tạo, sản xuất giống; xây dựng những cơ chế đặc thù hỗ trợ nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này. Đồng thời, ưu tiên, tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng bằng các hình thức như không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất với giá ưu đãi cao nhất. Song song với đó, các đơn vị cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân, bảo quản, chế biến giống để chuyển giao cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất giống. Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gien, nuôi cấy mô tế bào... để nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, quản lý giống cây trồng theo hướng hiện đại.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]