(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2018, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại cơ hội xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc trưng, đặc thù của địa phương. Trong đó, nhiều mô hình khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) bằng các ý tưởng sản xuất độc đáo gắn với Chương trình OCOP đã tạo ra các sản phẩm mới được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp cùng Chương trình OCOP

Từ năm 2018, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại cơ hội xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc trưng, đặc thù của địa phương. Trong đó, nhiều mô hình khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) bằng các ý tưởng sản xuất độc đáo gắn với Chương trình OCOP đã tạo ra các sản phẩm mới được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Khởi nghiệp cùng Chương trình OCOP

Sản phẩm lá xông cảm lạnh và ngâm chân Mộc Việt của cơ sở đông y Quang Anh được trưng bày tại Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ảnh: Tư liệu

Ngay khi Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn tỉnh, các cấp bộ đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với Chương trình OCOP, góp phần nâng cao nhận thức và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của ĐVTN. Theo đó, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức 1 lớp tập huấn cho 120 học viên là bí thư đoàn xã nhằm truyền tải các kiến thức khởi nghiệp về Chương trình OCOP. Thông qua buổi tập huấn, các học viên được tiếp cận với các văn bản của Trung ương, tỉnh về Chương trình OCOP; giới thiệu các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của tỉnh và những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường. Đồng thời, định hướng cho học viên tham gia vào các tổ chức, kinh tế tập thể ở địa phương, hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Từ hoạt động thiết thực đó, đến nay, đã có nhiều ĐVTN tiêu biểu tham gia và thành công từ Chương trình OCOP.

Phạm Thị Thùy Linh, sinh năm 1994, ở xã Hà Đông (Hà Trung) là một trong những đoàn viên tiêu biểu, đã hiện thực hóa giấc mơ phát triển và nâng tầm cho sản phẩm dầu lạc của gia đình. Năm 2019, Thùy Linh đã mạnh dạn liên kết với các hộ nông dân trong huyện để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, xây dựng thành công thương hiệu dầu lạc Linh Phương, đầu tư hơn 400 triệu đồng để nâng cấp hệ thống máy ép lạc tự động, nồi hơi... hoàn thiện thủ tục giấy tờ, nhãn mác, bao bì, tem mã vạch... cho sản phẩm nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia Chương trình OCOP. Không phụ những nỗ lực của cô gái trẻ, sản phẩm dầu lạc Linh Phương đã được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa hạng 3 sao, trở thành mặt hàng có uy tín tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... Mặc dù từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng mỗi tháng cơ sở ép từ 1.500 - 1.800 lít dầu, doanh thu trung bình khoảng 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm. Thành công từ mô hình sản xuất đã khẳng định được tinh thần xung kích, ham học hỏi, sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh của thanh niên Phạm Thị Thùy Linh. Chị cho biết: “Tôi sinh ra ở nông thôn, gắn bó với cây lạc, cây vừng. Nhờ luồng gió mới từ Chương trình OCOP tôi đã quyết tâm học hỏi để đưa sản phẩm làng quê vươn ra thị trường. Nhờ chương trình và sản phẩm dầu lạc truyền thống tôi đã được thể hiện ước mơ, khát vọng của mình”.

Tại cơ sở đông y Quang Anh, xã Quảng Khê (Quảng Xương) những ngày cuối năm đang tất bật hoàn thiện những đơn hàng. Được biết, cơ sở có 2 sản phẩm là ngâm chân Mộc Việt và lá xông cảm lạnh được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sau khi được chứng nhận, sức tiêu thụ của sản phẩm mạnh hơn 2 - 3 lần. Sản phẩm cũng đã được tiêu thụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc... Hiện tại, cơ sở đông y Quang Anh đã thành lập Công ty TNHH Quang Anh và đầu tư mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu. Được biết, sau 2 năm được công nhận sản phẩm OCOP, doanh thu đạt hơn 1,8 tỷ đồng/năm, cao hơn 2,5 lần so với trước đây. Để đạt được những kết quả đó, bên cạnh sự đầu tư bài bản về công nghệ, công ty còn chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm, như: tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh do Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ; quảng bá sản phẩm thông qua các website giới thiệu sản phẩm... Chị Nguyễn Thị Lan Anh, giám đốc công ty, cho biết: Gắn bó với nghề đông y nhiều năm, những sản phẩm đông y được tạo ra vừa mang tính truyền thống, bản sắc văn hóa lâu đời của người dân địa phương vừa là sự sáng tạo của phương pháp đông y mới đã mang lại hiệu quả tích cực trong chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Nên ngay khi được tiếp cận với Chương trình OCOP, bản thân tôi và các cộng sự đã nỗ lực hoàn thiện sản phẩm theo chu trình OCOP để có tiêu chuẩn, chất lượng bảo đảm. Được công nhận 2 sản phẩm trong năm 2019 là động lực để cơ sở mở rộng quy mô, năng lực sản xuất. Đồng thời, sáng tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu, xu thế của thị trường.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng chục những mô hình khởi nghiệp thành công gắn với Chương trình OCOP. Theo đánh giá của Ban Phong trào thuộc Tỉnh đoàn Thanh Hóa, từ thực tiễn triển khai chương trình OCOP, nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế dám nghĩ, dám làm đang từng bước nâng cao giá trị cho thương hiệu của các sản phẩm do mình sản xuất. Qua đó khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu của tuổi trẻ trên mọi lĩnh vực, họ trở thành cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và Nhân dân trong xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Song song với nỗ lực tham gia chuẩn hóa sản phẩm OCOP, tuổi trẻ trong tỉnh cũng tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng cả nước thông qua hội chợ; trang thương mại điện tử, zalo, facebook, fanpage... Tính đến tháng 12-2021, đã có nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế, dám nghĩ, dám làm với hàng chục sản phẩm OCOP được phát triển gắn với các chương trình khởi nghiệp. Tiêu biểu, như: sản phẩm mật ong Hưởng Hoa, tinh dầu sả chanh (Thạch Thành), ống hút tre Vibabo (Thường Xuân), đông trùng hạ thảo Đăng Khoa (Nga Sơn)... Bên cạnh đó, tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN” hằng năm đều có nhiều ý tưởng của thanh niên, thể hiện quyết tâm phấn đấu đưa sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Để tiếp thêm lửa cho tinh thần khởi nghiệp, các cấp bộ đoàn còn có nhiều cơ chế hỗ trợ ĐVTN tiếp cận vốn vay ưu đãi khởi nghiệp, nhất là những hồ sơ chỉ rõ được thế mạnh, hướng phát triển của sản phẩm được chọn.

Lê Thanh


Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]