(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), nhất là kinh doanh qua các trang facebook, zalo... trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nở rộ và khẳng định được tính ưu việt, tiện dụng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa qua kinh doanh TMĐT chính là bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các lực lượng chức năng; sự chủ động, minh bạch của đơn vị kinh doanh sản phẩm và sự thông thái của người tiêu dùng.

Khó quản lý chất lượng hàng hóa kinh doanh qua thương mại điện tử

Thời gian gần đây, kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), nhất là kinh doanh qua các trang facebook, zalo... trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nở rộ và khẳng định được tính ưu việt, tiện dụng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa qua kinh doanh TMĐT chính là bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các lực lượng chức năng; sự chủ động, minh bạch của đơn vị kinh doanh sản phẩm và sự thông thái của người tiêu dùng.

Khó quản lý chất lượng hàng hóa kinh doanh qua thương mại điện tửShipper giao hàng cho khách tại TP Thanh Hóa (ảnh mang tính chất minh họa).

Với lợi thế của nền tảng số, các giao dịch, dịch vụ kinh doanh qua TMĐT cũng không còn ở phạm vi nhỏ hẹp mang tính vùng, miền, mà ở quy mô quốc tế, đa dạng về chủ thể tham gia và cách thức hoạt động. Đây là thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều kẽ hở để các cá nhân, tổ chức lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thậm chí lừa đảo người mua gây thiệt hại kinh tế và niềm tin người tiêu dùng. Một khảo sát của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chỉ rõ, tính đến hết quý I-2021, tỷ lệ mua hàng qua facebook, zalo... đạt gần 80%, tỷ lệ sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để mua sắm đã tăng tới 72%. Tuy nhiên, về mức độ hài lòng của khách hàng, chỉ đạt 46% - 50%. Điều này cho thấy, khi mua bán qua TMĐT, người tiêu dùng khó kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc của hàng hóa, tính rủi ro cao. Cùng với lượng sản phẩm khổng lồ về mẫu mã, giá thành và đơn vị cung cấp, trong giao dịch TMĐT người bán, người mua không trực tiếp gặp nhau, không được kiểm tra hàng hóa trước khi đặt, nên xảy ra trường hợp hàng giao không đúng như giới thiệu về cả mẫu mã, chất lượng. Chị Nguyễn Thị Nhung, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa), cho biết: Không ít lần mua hàng qua TMĐT, người tiêu dùng đã nhận được những sản phẩm không bảo đảm chất lượng. Mặc dù đã phản hồi với tài khoản cung cấp hàng, song việc đổi, trả hàng hóa phức tạp. Thậm chí, nhiều trường hợp bên bán không thiện chí giải quyết nên hầu như người tiêu dùng phải xem đó là “bài học kinh nghiệm” để tránh khi mua hàng qua TMĐT.

Những trường hợp giao hàng không đúng mẫu mã, chất lượng quảng cáo diễn ra nhiều khiến người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về chất lượng sản phẩm khi mua hàng trực tuyến. Thêm vào đó, những món hàng mua qua TMĐT thường là hàng tiêu dùng, có giá trị nhỏ, hoạt động mua bán diễn ra do hai bên tự thỏa thuận nên dù bị vi phạm chất lượng hàng hóa, người mua cũng ngại và khó khiếu nại để đòi quyền lợi cho mình. Chị Lê Thị Hiền, TP Thanh Hóa, cho biết: Khi mua hàng qua TMĐT gặp trường hợp hàng không bảo đảm chất lượng, người tiêu dùng vẫn được đổi, trả nhưng gây mất thời gian, công sức. Do đó, chỉ nên mua hàng tại những tài khoản, trang bán hàng uy tín mới tránh được tình trạng nhập nhèm về chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy, việc kinh doanh qua TMĐT trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các tài khoản cá nhân với những mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm... giá trị kinh tế không cao, sự kiểm soát về chủ thể kinh doanh hầu như chưa có nên không thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Mặc dù, cơ quan chức năng của tỉnh chưa có thống kê chính thức về số vụ vi phạm chất lượng sản phẩm kinh doanh qua TMĐT, song không thể phủ nhận tình trạng này vẫn diễn ra và kìm hãm sự phát triển của hình thức kinh doanh văn minh, đầy tiềm năng này.

Để quản lý kinh doanh qua TMĐT, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 15-3-2012 của Chính Phủ về TMĐT đã quy định rõ: Sản phẩm do ai bán ra thì người đó phải chịu trách nhiệm. Song, trên thực tế, việc xác minh tính xác thực của thông tin tài khoản bán trên mạng là rất khó nên khi xảy ra vi phạm thì khó xử lý trách nhiệm đối với người bán. Vì vậy, đòi hỏi sự vào cuộc của ngành chức năng và các địa phương trong giám sát, xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng vi phạm chất lượng hàng hóa kinh doanh qua TMĐT thì ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần phải lựa chọn mua hàng hóa tại những kênh bán hàng có thương hiệu, có uy tín, sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị kinh doanh, nhất là kinh doanh qua TMĐT phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]