(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cùng với việc sử dụng các loại trái cây nội địa, nhiều người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh bắt đầu quan tâm sử dụng các loại trái cây nhập ngoại. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nhiều đại lý, cửa hàng đã nhập các loại trái cây từ nước ngoài để kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng cũng như giá cả của các loại trái cây nhập khẩu lại đang là vấn đề khó đối với các sở, ngành, lực lượng chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó kiểm soát chất lượng trái cây nhập khẩu

Những năm gần đây, cùng với việc sử dụng các loại trái cây nội địa, nhiều người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh bắt đầu quan tâm sử dụng các loại trái cây nhập ngoại. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nhiều đại lý, cửa hàng đã nhập các loại trái cây từ nước ngoài để kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng cũng như giá cả của các loại trái cây nhập khẩu lại đang là vấn đề khó đối với các sở, ngành, lực lượng chức năng.

Khó kiểm soát chất lượng trái cây nhập khẩu

Khu bảo quản, bày bán trái cây nhập khẩu của Siêu thị VinMart tại phường An Hưng (TP Thanh Hóa).

Hiện, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10 đơn vị phân phối và 300 cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu, với các sản phẩm chủ yếu gồm: Chery, kiwi, nho, táo envy, cam vàng navel, quả Việt quất... có xuất xứ tại các nước: Mỹ, Úc, Newzealand...

Để tìm hiểu về chất lượng, giá cả của mặt hàng trái cây nhập khẩu, chúng tôi khảo sát tại một số siêu thị, cửa hàng bán trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP Thanh Hóa. Chúng tôi nhận thấy, các loại trái cây nhập khẩu được bày bán trong các siêu thị hoặc các cửa hàng đều được đóng gói cẩn thận, bày bán đẹp mắt và có hệ thống tủ bảo quản giữ cho hàng được tươi lâu. Các loại trái cây nhập khẩu được bày bán trong hệ thống các siêu thị đều được ghi giá rõ ràng, cụ thể đối với từng loại và có dán nhãn phụ bằng tiếng Việt, với các thông tin về sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ các thông tin để có thể dễ dàng tìm mua được các sản phẩm ưng ý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chất lượng và giá cả hàng hóa. Còn tại các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu tư nhân, dù chỉ bày bán 5-6 loại trái cây, song có rất ít cửa hàng niêm yết giá bán, chỉ khi khách hàng hỏi thì mới được chủ cửa hàng thông báo giá.

Theo quy định tại Mục 3, Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, ngày 14-4-2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Thế nhưng, đa phần các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu không thực hiện quy định này. Trái cây được bày bán tại đây gần như không có nhãn phụ, nên mọi thông tin về sản phẩm chỉ được biết qua lời giới thiệu của các chủ cửa hàng mà không có một căn cứ nào để kiểm chứng.

Đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, cho biết: Việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại trái cây và trái cây nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường tương đối khó. Thực tế, thực hiện Chỉ thị 25 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý chất lượng Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tiến hành kiểm tra các đơn vị phân phối, kinh doanh trái cây và trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc lấy mẫu kiểm tra, phân tích các thành phần hóa học, chất bảo vệ thực vật và các chỉ số khác xem sản phẩm có an toàn hay không đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, nên việc kiểm tra, lấy mẫu phân tích không được thực hiện thường xuyên.

Không chỉ kiểm soát chất lượng, việc xác minh về nguồn gốc trái cây nhập khẩu cũng rất khó kiểm soát. Bởi, theo quy định chỉ có tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa mới cần có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Còn đối với các hộ kinh doanh khi mua lại hàng hóa từ các cơ sở nhập khẩu chỉ cần hóa đơn mua hàng và sản phẩm có tem, nhãn là đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Vì vậy, lực lượng chức năng khi kiểm tra các cơ sở kinh doanh hàng nhập khẩu rất khó xác minh xuất xứ của hàng hóa, trong đó có mặt hàng trái cây nhập khẩu.

Theo đề xuất của Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, để giám sát chặt chẽ được nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu nói chung và trái cây nhập khẩu nói riêng thì các bộ, ngành chức năng cần quản lý chặt các khâu ngay tại các cửa khẩu trước khi quyết định cho phép thông quan hàng hóa.

Bài và ảnh: H.T


Bài Và Ảnh: H.T

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]